Sự mất cân đối trong đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở việt nam (Trang 31 - 33)

4. Những tồn tại trong đầu tư và phát triển Giáo dục Đào tạo.

4.2. Sự mất cân đối trong đầu tư.

Giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về qui mô, cơ cấu. Về chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới. Điều đó thể hiện ở nước ta còn 9% dân số mù chữ, tỷ lệ sinh viên/dân số còn thấp, tỷ lệ lao dộng qua đào tạo mới đạt gần 12%. Trong 10 năm qua, số lương học sinh được đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học gia tăng nhanh chóng với tốc độ ngày càng cao. Niên khoá 1986 – 1987 có 126,600 ngàn học sinh cao đẳng đại học thì năm 1994 – 1995 có 203,000 học sinh , tăng 73.700 học sinh và với tốc độ gia tăng 60%. Trong khi đó, số học sinh được đào tạo có trình độ trung cấp kỹ thuật, nghiệp vụ lại có xu hướng giảm dần. Năm 1986 – 1987 có 150,000 học sinh trung học chuyên nghiệp thì đến 1994 – 1995 còn 108,200 học sinh( giảm 47,800 tức giảm 34%). Đặc biệt qui mô đào tạo công nhân kỹ thuật còn giảm sút nghiêm trọng: số tuyệt đối từ năm 1986 - 1987 đến 1994 – 1995 giảm 69,900 học sinh với tốc độ giảm hơn 34%.

đại học và cao đẳng: 200,000 người

Trung học chuyên nghiệp: 100,800 người

Riêng năm 1994 – 1995: cơ cấu về số lượng học sinh đào tạo theo trình đọ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ với tỷ lệ đại học - trung học chuyên nghiệp cao gấp 1.6 lần so với học sinh được đào tạo là công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ này hoàn toàn không phù hợp với yêu cầu về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ mà thị trường yêu cầu. Nói theo cách nói của các nhà chuyên môn thì cơ cấu đào tạo về trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của Việt Nam đang có dạng hình chóp ngược (như ở hình trên).

Trong tổng số người thất nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 có đến 1.2 % người có trình độ đại học, cao đẳng. Sinh viên ra trường không có việc làm. Trong khi đó, chỉ có 0.7% số người có trình độ tay nghề công nhân kỹ thuật. Chính điều đó gây ra tình trạng lãng phí lớn về thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân, chưa kể các tác động xấu về mặt xã hội khác.

Do có sự phân bổ không đồng đều vốn đầu tư cho các cấp học nên đầu tư vào kx thuật dạy nghề bị giảm rất mạnh. Đây là một hạn chế phải được khắc phục.

Ví dụ: Cơ cấu bậc thợ trong ngành công nghiệp nước ta hiện nay là : thợ bậc 1 và 2 : 57.5%

Thợ bậc 3 và 4 : 38.47%

Công nhân kỹ thuật: 69,800 người

Thợ bậc 5,6,7: 3.9%

Số công nhân bậc 7 cả nước hiện nay chỉ có khoảng 4000 người, ít hơn một nửa số tiến sĩ, phó tiến sĩ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w