Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.

Một phần của tài liệu Lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam.doc.DOC (Trang 72 - 78)

CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CHÈ

2.1.2Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công tác lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để công tác này thực sự phát huy được hiệu quả hơn.

2.1.2.1 Về công tác lập báo cáo tài chính.

Những hạn chế trong công tác lập báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam chủ yếu là do những bất đồng trong xử lý kế toán.

Không giống với quy định trong chính sách kế toán áp dụng của Tổng công ty Chè Việt Nam thì các khoản góp vốn liên kết được trình bày trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, số dư các khoản đầu tư vào công ty liên kết của Tổng công ty tại ngày

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

kết thúc niên độ kế toán trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất được trình bày theo giá gốc thay vì phương pháp vốn chủ sở hữu theo như quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" và chuẩn mực số 08 "Thông tin tài chính về các khoản góp vốn liên doanh". Chưa có bất kỳ một điều chỉnh nào trên báo cáo tài chính hợp nhất liên quan đến những thay đổi nếu có của phần vốn góp của Tổng công ty trong phần tài sản thuần của các công ty liên kết của Tổng công ty. Tổng công ty cũng chưa phân loại và hợp nhất báo cáo tài chính đối với các công ty cổ phần mà Tổng công ty chiếm trên 50% quyền biểu quyết là Công ty cổ phần chè Trần Phú, Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ, Công ty cổ phần chè Liên Sơn.

Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty tại ngày 31/12/2006 bao gồm khoản nợ phải thu dài hạn về tiền đầu tư cho các nhà máy chè trong cả nước từ nguồn vốn hợp tác Liên Xô, Ba Lan và Việt Nam và nguồn vốn vay ODA của chính phủ Ấn Độ với số tiền 79.404 triệu đồng. Các khoản nợ này đã tồn đọng trên 2 năm mà chưa thu hồi được. Báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty chưa phản ánh khoản Dự phòng nợ phải thu khó đòi cho số nợ tồn đọng này. Điều này không đảm bảo nguyên tắc thận trọng của kế toán.

Các giao dịch nội bộ về mua hàng hoá và cung cấp dịch vụ giữa các đơn vị hạch toán tập trung của Tổng công ty, phần lãi nội bộ nằm trong hàng tồn kho không xác định được và chưa có bất kỳ sự điều chỉnh nào lên báo cáo tài chính hợp nhất để loại trừ số dư và các giao dịch nội bộ này theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 " Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con".

Việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở kinh doanh ở nước ngoài là Công ty chè Ba Đình tại Cộng hoà liên bang Nga để lập báo cáo tài chính hợp nhất, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 "Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái", các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty này cần được chuyển đổi ra đồng Việt Nam để lập báo cáo tài chính hợp nhất theo tỷ giá của ngày phát sinh nghiệp vụ hoặc tỷ giá trung bình. Tuy nhiên, Tổng công ty đã chuyển đổi

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

toàn bộ các báo cáo tài chính của Công ty chè Ba Đình được lập bằng đồng đôla Mỹ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc năm tài chính.

2.1.2.2 Về công tác kiểm tra báo cáo tài chính.

Kiểm tra báo cáo tài chính là để phát hiện những sai sót trên các báo cáo tài chính để từ đó có những điều chỉnh cần thiết. Tuy nhiên, do giới hạn về nội dung, quy mô và thời gian kiểm tra nên phương pháp kiểm tra chọn mẫu là phù hợp nhưng phương pháp này cũng tiềm tàng rủi ro do không thực hiện kiểm tra trên tất cả các khoản mục trên các báo cáo tài chính điều đó là do mẫu chọn không điển hình cho tổng thể hệ thống báo cáo tài chính cần kiểm tra. Do đó có thể đưa ra những kết luận sai lầm, có thể có sai lệch giữa kết quả thực tế và kết quả chọn mẫu. Việc tăng kích cỡ chọn mẫu có thể làm giảm rủi ro song lại đồng nghĩa với chi phí và thời gian tăng lên.

2.1.2.3 Về công tác phân tích báo cáo tài chính.

Mặc dù công tác phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam đã có nhiều ưu điểm từ quy trình đến chất lượng phân tích nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định.

 Về lao động kế toán thực hiện phân tích:

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm phân tích báo cáo tài chính làm cho khối lượng công việc của kế toán trưởng phải thực hiện sẽ rất nhiều và các đánh giá có thể mang tính chủ quan. Công viẹc này chỉ do một người đảm nhiệm nên các thông tin và đánh giá, phân tích sẽ chịu ảnh hưởng quan điểm riêng của người phân tích, mang tính phiến diện không đầy đủ, tính khách quan có thể bị vi phạm. Đặc biệt là vào thời điểm kết thúc năm tài chính ngoài việc thực hiện công việc hàng ngày, kế toán trưởng còn phải kiểm soát quá trình lập và kiểm tra báo cáo tài chính đồng thời thực hiện thêm công việc phân tích khiến cho chất lượng phân tích có thể bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do các phần việc phân tích đã được giao cho từng phần hành, từng nhân viên trong Phòng kế toán tài chính, phần việc đưa ra các đánh giá nhận xét là của kế toán trưởng.

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

 Về phạm vi phân tích:

Công tác phân tích báo cáo tài chính hoàn toàn chỉ được thực hiện trong nội bộ Tổng công ty, chỉ bằng số liệu tài chính của Tổng công ty mà chưa có sự so sánh với số liệu tương ứng của các doanh nghiệp khác hay số liệu trung bình ngành. Giới hạn phạm vi phân tích khiến cho những nhận xét về các chỉ tiêu sẽ không thật đầy đủ và chưa so sánh được tương quan vị trí của Tổng công ty trong toàn ngành, có thực sự đúng với tiềm năng và quy mô của doanh nghiệp hay chưa. Song điều này không dễ dàng khắc phục được, phải khắc quan nhìn nhận rằng hiện nay do điều kiện cạnh tranh trong kinh doanh nên các doanh nghiệp có xu hướng không tiết lộ thông tin về tinh hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy việc đánh giá tình hình công ty trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác và toàn ngành là không khả thi trong giai đoạn hiện nay.

 Về phương pháp sử dụng phân tích:

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo tài chính giúp cho Tổng công ty có được cái nhìn tổng quan về xu hướng phát triển của doanh nghiệp mình theo thời gian. Song nếu sử dụng đồng thời với phương pháp đồ thị để cung cấp cho cả người thực hiện lẫn các đối tượng quan tâm một cách nhìn nhận trực quan, rõ ràng về sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Bởi lẽ các tính toán các chỉ tiêu tài chính cơ bản được thể hiện bằng các bảng biểu sơ đồ là phù hợp với các nhà phân tích chuyên nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhưng không phải bất kỳ ai quan tâm đến thông tin trên các báo cáo tài chính của Tổng công ty cũng đủ trình độ chuyên môn về tài chính kế toán để đọc được các phân tích này do vậy sẽ gặp một số trở ngại nhất định trong việc đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu quan tâm. Mặt khác, với sự trợ giúp của phần mềm kế toán hay chỉ đơn giản trên bảng tính Excel cũng dễ dàng đưa ra các đồ thị này mà không cần phải tốn thật nhiều thời gian và lao động kế toán.

 Về nội dung phân tích:

Phải nói rằng việc phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Chè Việt Nam đã tương đối đầy đủ trên tất cả các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp nhưng vẫn

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

còn một số nội dung phân tích mà nếu được đưa vào phân tích sẽ hoàn thiện hơn nội dung phân tích của Tổng công ty.

Trong nội dung phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Tổng công ty chưa tiến hành phân tích tuổi nợ phải thu cũng như phải trả và cũng chưa phân tích tính cân đối giữa nhu cầu và khả năng thanh toán để đánh giá được hiệu quả quản lý nọ phải thu, phải trả và trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, biết khả năng huy động tài sản để thanh toán (các khoản có thể dùng để thanh toán sắp xếp theo khả năng thanh khoản giảm dần) với nhu cầu thanh toán (các khoản phải thanh toán sắp xếp theo tính cần thiết từ quá hạn, đến hạn…) mà như ta đã biết tình hình thu hồi nợ phải thu là chưa tốt cũng như tỷ lệ nợ quá hạn của toàn Tổng công ty là nhiều và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và vay quá hạn này do tình hình kinh doanh gần đây không tốt. Tổng công ty cũng chưa phân tích cụ thể về khả năng thanh toán nợ dài hạn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích hệ số nợ để xem xét khả năng tự chủ về tài chính mà chưa phân tích hệ số sinh lời của lãi vay để xem xét hiệu quả lãi vay và khả năng bù đắp chi phí lãi vay vì trong cơ cấu nguồn vốn của các đơn vị thành viên và Tổng công ty thì nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn.

Trong nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh, Tổng công ty nên sử dụng lợi nhuận trước thuế sẽ cung cấp thông tin khách quan hơn do thực tế Tổng công ty kinh doanh thua lỗ, thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là tạm nộp chứ không phải là theo mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như nhà nước quy định (tham khảo ở

Bảng 1.6), nghĩa là sẽ không có sự tương quan về tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế và

sau thuế như thông thường.Cũng do không theo thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định và thống nhất cho các năm nên khi phân tích hiệu quả kinh doanh thì Tổng công ty cũng không tiến hành phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROI (Rate of Investment).

Một nội dung quan trọng khác mà Tổng công ty đã không phân tích đó là dự báo tài chính, dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn cần bổ sung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới trên cơ sở các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

số liệu trên các báo cáo tài chính trong một số năm gần năm cần dự báo, các phân tích thị trường và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó.

Các phân tích báo cáo tài chính mới chỉ chủ yếu dừng lại ở phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và so sánh với Thuyết minh báo cáo tài chính mà chưa sử dụng nhiều đến các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nên chăng, Tổng công ty tính cả hệ số lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với nợ phải trả để đánh giá rõ thêm về khả năng thanh toán dài hạn? Thêm vào đó khi phân tích,cần tính và so sánh tỷ trọng tiền tạo ra từ các họat động so với tổng lượng tiền lưu chuyển trong kỳ để biết được hoạt động tạo ra dòng tiền chủ yếu cho doanh nghiệp. Việc so sánh thực hiện với cả số tuyệt đối và số tương đối giữa kỳ gốc và kỳ phân tích trên cả 3 hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính để biết mức độ ảnh hưởng của lưu chuyển tiền trên từng hoạt động đến lưu chuyển tiền thuần cả kỳ.

 Về quy trình phân tích:

Mặc dù có giai đoạn lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích song giai đoạn kết thúc phân tích lại không rõ ràng, không hình thành một hồ sơ phân tích mà chỉ như một báo cáo trình lên Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc gây khó khăn cho các đối tượng quan tâm mà không có chuyên môn sâu về đánh giá tài chính doanh nghiệp. Hạn chế này phải đề cập đến trách nhiệm của cơ quan tài chính nhà nước và cả các đối tượng quan tâm vì hiện nay chưa có một quy định cụ thể và bắt buộc các doanh nghiệp phải giải trình báo cáo tài chính cũng như thực trạng hoạt động tài chính bằng văn bản cụ thể, doanh nghiệp không có lý do phải thực hiện công khai kết quả phân tích tài chính của mình.

 Về kết quả phân tích:

Một hồ sơ cụ thể về quy trình phân tích báo cáo tài chính chưa được đặt ra hạn chế phần nào các phương hướng biện pháp được đặt ra, làm giảm tính khả thi của chúng, khiến cho công tác phân tích báo cáo tài chính vẫn còn mang tính hình thức.

Đánh giá thực trạng tài chính Tổng công ty Chè Việt Nam qua phân tích hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty cho thấy thực trạng kinh doanh cũng như năng lực tài chính là chưa tốt. Mặc dù khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn : 6.280.688

ngắn hạn là cao nhưng khả năng thanh toán nợ dài hạn lại thấp, hiệu quả kinh doanh cũng không cao, không đúng với tiềm lực của một đơn vị đứng đầu ngành chè trong cả nước. Bộ chủ quản, Hội đồng quản trị cũng như Ban Tổng giám đốc Tổng công ty cần sớm đưa ra và thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp, phát huy hiệu quả của công tác phân tích báo cáo tài chính nói riêng và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu Lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam.doc.DOC (Trang 72 - 78)