4. Các kịch bản biến đổi khí hậu nền khu vực Trung Trung Bộ
4.2. Về lượng mưa
Lượng mưa năm có xu hướng tăng trên toàn khu vực Trung Trung Bộ, trong đó lượng mưa năm tăng nhiều nhất tại khu vực Sơn Hòa, ít nhất trên các khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Quy Nhơn.
Những năm đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể không tăng hoặc tăng rất ít khu vực thuộc tỉnh Quy Nhơn và chỉ tăng khoảng 0,1 - 0,3% ở khu vực Quảng Ngãi và Tuy Hòa, khoảng 0,5 - 0,7% ở khu vực Đà Nẵng và Trà My; các khu vực khác có thể tăng 1,4 - 1,8%. Đến năm 2050, lượng mưa năm có thể tăng 0,3 - 0,4% tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn; tăng khoảng 1,2 - 1,6% tại các khu vực Đà Nẵng, Trà My và Tuy Hòa; các khu vực khác
trên miền nghiên cứulượng mưa có thể tăng 3,2 - 3,8%. Vào cuối thế kỷ 21:
Theo kịch bản thấp B1, lượng mưa năm có thể tăng khoảng từ 0,4 - 5,0%, tăng ít nhất tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn khoảng 0,4%; tăng nhiều nhất tại khu vực Sơn Hòa khoảng 5%; các khu vực thuộc Đà Nẵng, Trà My, Tuy Hòa tăng khoảng 1,5 - 2,2%; các khu vực khác có thể tăng 4,3 - 4,4%.
Theo kịch bản trung bình B2, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 0,5 - 7,6%, trong đó tăng khoảng 0,5 - 0,7% tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn; tăng nhiều nhất tại khu vực Sơn Hòa khoảng 7,6%; các khu vực Đà Nẵng, Trà My, Tuy Hòa tăng 2,3 - 3,1%; các khu vực khác có thể tăng 6,4 - 6,6%.
Theo kịch bản cao A2, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 0,75 - 9,7; tăng khoảng 0,75 - 0,9% tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn; tăng nhiều nhất tại khu vựcSơn Hòa khoảng 9,7%; các khu vực Đà Nẵng, Trà My, Tuy Hòa tăng 3,0 - 8,8%; các khu vực khác có thể tăng 8,2 - 8,4%.
Lượng mưa thời kỳ ba tháng có giảm vào hai thời kỳ tháng XII - II và III - V (riêng khu vực Tuy Hòa lượng mưa giảm cả vào thời kỳ tháng VI - VIII), lượng mưa thời kỳ ba tháng XII - II giảm ít hơn so với thời kỳ ba tháng III - V. Lượng mưa có thể tăng vào các thời kỳ ba tháng còn lại trong năm, lượng mưa tháng IX - XI là thời kỳ có lượng mưa tăng nhiều nhất trong năm. Lượng mưa thời kỳ ba tháng có thể giảm ít nhất tại các khu vực Đà Nẵng, Quảng Ngãi, giảm nhiều nhất tại khu vựcHoài Nhơn.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, lượng mưa thời kỳ tháng VI - VIII có thể tăng nhiều nhất tại các khu vực Đà Nẵng, Ba Tơ và Sơn Hòa khoảng 1,3 - 1,8%; khoảng 0,5 - 1,0% ở các khu vực khác; riêng tại khu vực Tuy Hòa lượng mưa thời kỳ này lại giảm khoảng 0,2%. Đến giữa thế kỷ, lượng mưa thời kỳ ba tháng này có thể tăng 2,8 - 3,8% tại các khu vựcĐà Nẵng, Ba Tơ và Sơn Hòa; 1,0 - 2,2% ở các khu vực khác, riêng khu vực Tuy Hòa giảm 0,4%.
Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản thấp B1,lượng mưa thời kỳ ba tháng VI - VIII có thể tăng 3,6 - 5,1% tại các khu vựcĐà Nẵng, Ba Tơ và Sơn Hòa;
1,3 - 2,9% ở các khu vực khác, tại khu vực Tuy Hòa giảm 0,6%. Theo kịch bản trung bình B2 có thể tăng khoảng 5,5 - 7,7% tại các khu vựcĐà Nẵng, Ba Tơ và Sơn Hòa; 2,0 - 4,4% ở các khu vực khác, khu vực Tuy Hòa giảm 0,9%. Lượng mưa thời kỳ này có thể tăng 7,0 - 9,7% tại các khu vực Đà Nẵng, Ba Tơ và Sơn Hòa; 2,5 - 5,6% ở các khu vực khác, khu vực Tuy Hòa giảm 1,1% theo kịch bản cao A2 vào năm 2100.
Lượng mưa thời kỳ ba tháng IX - XI có thể tăng nhiều nhất tại khu vực Ba Tơ khoảng 3,5% vào năm 2020 và đến giữa thế kỷ là 7,3%; tăng ít nhất tại các khu vực Trà My và Tuy Hòa khoảng 1,8 - 2,1% vào năm 2020 và đến giữa thế kỷ là 3,8 - 4,4%. Các khu vực khác lượng mưa thời kỳ ba tháng này có thể tăng khoảng 2,6 - 2,9% vào đầu thế kỷ và 4,4 - 6,2% vào năm 2050. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa có thể tăng 9,6% tại trạm Ba Tơ, 4,9 - 5,8% tại các khu vực Trà My và Tuy Hòa; 7,2 - 8,2% tại các khu vực khác theo kịch bản thấp B1; tươngứng với kịch bản trung bình B2 là 14,6%; 7,5 - 8,8% và 10,9 - 12,4%; tương ứng kịch bản cao A2 là 18,5%; 9,6 - 10,6%; 13,8 - 15,8%.
Lượng mưa thời kỳ ba tháng XII - II có thể giảm ít nhất tại các khu vực Đà Nẵng, Quảng Ngãi, tăng nhiều nhất trên các khu vực Hoài Nhơn và Tuy Hòa. Vào năm 2020 lượng mưa thời kỳ này có thể giảm 0,9% tại các khu vực Đà Nẵng và Quảng Ngãi; 1,3 - 2,5% tại các khu vực Trà My, Quy Nhơn và Sơn Hòa, các khu vực còn lại có thể giảm khoảng 2,9 - 4,2%. Đến giữa thế kỷ 21, lượng mưa có thể giảm 1,9 - 2,0% tại các khu vực Đà Nẵng và Quảng Ngãi; 3,2 - 5,3% tại các khu vực Trà My, Quy Nhơn và Sơn Hòa, các khu vực khác có thể giảm khoảng 7,7 - 8,9%. Vào năm 2100, theo các kịch bản từ thấp đến cao, lượng mưa thời kỳ ba tháng XII - II có thể giảm tương ứng là 2,5 - 2,6%; 3,8 - 3,9%; 4,8 - 5,0% tại các khu vực Đà Nẵng và Quảng Ngãi; 4,2 - 6,9 ;6,4 - 10,6 ; 8,1 - 13,4% tại các khu vực Trà My, Quy Nhơn và Sơn Hòa, các khu vực khác có thể giảm khoảng 9,7 - 11,8%; 14,7 - 17,9%; 18,7 - 22,8%.
Lượng mưa giảm nhiều nhất vào thời kỳ ba tháng III - V, lượng mưa thời kỳ này có thể giảm nhiều nhất trên khu vực Hoài Nhơn, tiếp đến là các khu vực Tuy Hòa và Ba Tơ, giảm ít nhất trên khu vực Đà Nẵng. Vào năm 2020, lượng mưa thời kỳ ba tháng này có thể giảm 5,0 - 6,0% tại khu vực
Hoài Nhơn, khoảng 3,0 -2,7% tại các khu vựcQuy Nhơn, Tuy Hòa và Ba Tơ; 1,2 - 1,4% tại khu vực Đà Nẵng; các khu vực khác có thể giảm 1,7 - 2,5%. Đến giữa thế kỷ 21, lượng mưa thời kỳ ba tháng này có thể giảm 12,7 - 13,3% tại khu vực Hoài Nhơn, 7,6 - 7,9% tại các khu vựcQuy Nhơn, Tuy Hòa và Ba Tơ; 3,0 - 3,2% tại khu vực Đà Nẵng; các khu vực khác có thể giảm 4,4 - 4,5%. Vào năm 2100, theo các kịch bản từ thấp đến cao, lượng mưa thời kỳ ba tháng III - V có thể giảm tương ứng là 16,8; 25,5 và 32,4% tại khu vực Hoài Nhơn; 10,0 - 10,4%; 15,2 - 15,8% và 19,3 - 20,1% tại các khu vực Quy Nhơn, Tuy Hòa và Ba Tơ; 3,9; 6,0 và 7,6 tại khu vực Đà Nẵng; 5,7 - 6,9%; 8,7 - 10,6% và 11,1 - 13,4% tại các khu vực khác, so với thời kỳ chuẩn 1980 - 1999.