4. Các kịch bản biến đổi khí hậu nền khu vực Trung Trung Bộ
4.3. Diện tích ngập lụt
Như đã nói ở trên thì kịch bản nước biển dâng được kiến nghị là: kịch bản cao được tính toán theo kịch bản phát thải cao A1FI và kịch bản trung bình được tính toán theo kịch bản phát thải trung bình B2. Bảng 28 và bảng 29 là mức độ ngập lụt ở một số tỉnh Trung Trung Bộ khi mực nước biển dâng theo 2 phương án phát thải cao A1FI và trung bình B2. Có thể thấy với mức độ dâng của mực nước biển từ 11,6 đến 102cm (kịch bản A1FI) và từ 11,7 đến 73,7cm (kịch bản B2) thì ở Bình Định mức độ ngập lụt từ 27,4 đến 31,3 km2, lớn nhất so với các tỉnh khác và ở Đà Nẵng là tỉnh có diện tích ngập lụt ít hơn cả từ 4,37 đến 5,66 km2vào năm 2100 (bảng 28, bảng 29).
Bảng 12. Diện tích ngập lụt ứng với các kịch bản nước biển dâng (kịch bản cao)
Vùng Diện tích ngập ứng với các kịch bản (km2) 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Mực nước biển (cm) 11,6 17,3 24,4 33,4 44,4 57,1 71,1 86,1 102 Đà Nẵng 2,17 2,33 2,66 2,94 3,31 3,81 4,28 4,76 5,66 Quảng Ngãi 7,14 7,35 7,69 8,15 8,78 9,42 10,2 11,0 14,5 Bình Định 18,4 19,3 20,4 21,7 23,3 25,1 27,0 29,1 31,3 Phú Yên 3,46 3,79 4,39 5,13 6,02 7,11 8,32 9,75 14,9
Bảng 13. Diện tích ngập lụt ở khu vực Trung Trung Bộứng với các kịch bản nước
biển dâng (kịch bản trung bình)
Vùng
Diện tích ngập ứng với các kịch bản (km2)
Mực nước biển (cm) 11,7 17,1 23,2 30,1 37,6 45,8 54,5 63,8 73,7
Đà Nẵng 2,17 2,33 2,59 2,85 3,10 3,35 3,74 4,05 4,37
Quảng Ngãi 7,14 7,35 7,62 7,98 8,39 8,87 9,34 9,79 10,3
Bình Định 18,4 19,3 20,3 21,3 22,4 23,6 24,8 26,0 27,4 Phú Yên 3,46 3,79 4,32 4,91 5,48 6,17 6,95 7,77 8,65