Nhu cầu thông tin cho việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp (Trang 34 - 36)

P hoạc Kế h

3.2.5. Nhu cầu thông tin cho việc kiểm tra sản phẩm cuối cùng.

Mục đích của việc kiểm tra:

Các sản phẩm sản xuất hoàn thiện xong sẽ qua một khâu kiểm tra cuối cùng để xác định các đặc tính của chúng có đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn kiểm tra hay không. Thực tế đây là một khâu vô cùng quan trọng, giúp cho công ty có thể nắm chắc sản phẩm của mình cung ứng cho khách hàng sẽ thoả mãn mọi yêu cầu cầu của họ và tiến tới việc cung ứng những đơn đặt hàng tiếp theo.

Thông tin cho công tác kiểm tra.

Bộ phận quản lý chất lợng có nhiệm vụ lập ra các bản báo cáo về chất lợng sản phẩm cuối cùng, kiểm tra các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm có đáp ứng yêu cầu không, sản phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế hay không?

Báo cáo về chất lợng sản phẩm cuối cùng đợc thông kê dựa trên các biểu đồ: - Biểu đồ tích lỗi sản phẩm

- Thống kê chi phí cho sản phẩm sai hỏng.

- Thống kê những sai hỏng có thể sữa chữa đợc và chi phí cho việc khắc phục chúng.

Ngoài nhu cầu thông tin cho công tác kiểm tra nh trên, thực tế công ty còn tiến hành rất nhiều các hoạt động kiểm tra trên mọi lĩnh vực: Kiểm tra hợp đồng, Kiểm tra các hoạt động dịch vụ cho khách hàng, Kiểm tra việc bảo quản và xử lý vật t, Kiểm tra giữa các công đoạn sản xuất... Các hoạt động kiểm tra trên sở dĩ có thể thực hiện đợc là do công ty dã tổ chức tốt việc phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân, đảm bảo thông tin báo cáo cho ban giám đốc nhanh chóng kịp thời.

3.3. Nhu cầu thông tin cho việc kiểm tra tông thể tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có thể đánh giá một cách chính xác và xem xét tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, ban giám đốc công ty không chỉ cần những báo cáo bộ phận mà còn cần những thống kê toàn bộ về:

- Chi phí sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ: Chi phí cho qua trình sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính, chi phí cho hoạt động đầu t...

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Lợi nhuận thu đợc trong kỳ.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nớc: Thuế GTGT, thuế thu nhâp, thuế tiêu thụ đặc biệt...

- Tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế cho các hoạt động. - Tình hình và khả năng sử dụng vốn đầu t của doanh nghiệp. - Khả năng ứng phó với các nghĩa vụ trả nợ...

Tát cả những thông tin trên đợc phản ánh ở các báo cáo tài chính: - Bảng cân đối kế toán.

- Bảng xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Bảng lu chuyển tiền tệ.

Những báo cáo này do phòng kế toán soạn thảo định kỳ, nhằm cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin cho việc lập các báo cáo tài chính này đợc thu thập ở tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải mọi khoản thu chi của các phòng đều đợc kế toán đa ngay vào sổ mà còn phải qua sự kiểm duyệt chi của giám đốc tài chính và hành chính. Điều này giúp cho việc kiểm soát chi phí đợc dễ dàng thuận lợi hơn

đồng thời nâng cao ý thức tự giác của mỗi ngời trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở thông tin do báo cáo tài chính cung cấp định kỳ, tổng giám đốc tiến hành các hoạt động phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, thông qua đó phát hiện mặt tích cực hoặc tiêu cực của hoạt động tài chính, nguyên nhân cơ bản đã ảnh hởng đến các mặt đó và từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết, kịp thời để cải tiến hoạt động tài chính, tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những tác dụng trên , thông tin do các báo cáo này cung cấp còn giúp cho giám đốc công ty đánh giá đợc tình hình hạ thấp giá thành sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguồn vốn , khả năng thanh toán, tình hình luân chuyển vốn kinh doanh ...

IV. Đánh giá chung về công tác thu thập thông tin cho việc kiểm tra và ra quyết định điều chỉnh tại công ty LGIS - VINA.

Những thành quả mà công ty thu đợc trong những năm vừa qua đã khẳng định rõ hiệu quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp. Đặc biệt với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp tạo điều kiện cho ban giám đốc có thể kiểm soát đợc mọi biến động cũng nh sai lệch xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Những yếu tố đa đến thành công của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w