Mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134.doc.DOC (Trang 64 - 66)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

2.3.1.Mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất

a) Tích cực tạo quỹ đất để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thực sự có nhu cầu về đất sản xuất

Cần phân loại các hộ không có đất và thiếu đất sản xuất để có giải pháp phù hợp: Hộ thực sự có nhu cầu về đất để sản xuất; hộ có nhu cầu về giao rừng, khoàn bảo vệ rừng; hộ có nhu cầu về phát triển chăn nuôi, dịch vụ, ngành nghề; hộ có nhu cầu làm công nhân trong các doanh nghiệp nông nghiệp

- Tiếp tục rà soát đất đai các nông, lâm trường quốc doanh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp của những khu rừng nghèo kiệt sang đất nông nghiệp (nếu có điều kiện) để tạo quỹ đất giao cho các đối tượng thuộc Quyết định 134 - Tiếp tục công tác khai hoang phục hóa các diện tích đất có thể khai thác sử dụng

được, kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để bà con có thể canh tác được hiệu quả trên diện tích khai hoang đó. Mặt khác, Chính phủ cũng nên cho phép nâng mức hỗ trợ khai hoang từ 5 triệu/ha lên 8 triệu/ha vì mức 5 triệu là qua thấp.

b) Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ để thúc đẩy sản xuất phát triển nông – lâm nghiệp ở các vùng miền núi khó khăn

- Tăng cường năng lực các cơ sở nghiên cứu khoa học nông lâm nghiệp ở các vùng miền núi để đủ năng lực tạo ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng sát yêu cầu và phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng sinh thái. Chú trọng đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ chuyên biệt cho vùng miền núi. Trước hết cần tiếp tục triển khai các chương trình giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học; phát triển mạnh công nghệ bảo quản và chế biến nông lâm sản.

- Tăng cường hệ thống khuyến nông , khuyến lâm cơ sở để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo đến cuối năm 2007 mỗi xã có ít nhất 1 cán bộ khuyến nông chuyên trách, các thôn bản ở những xã đặc biệt khó khăn có cộng tác viên về khuyến nông

- Triển khai nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi ở các vùng đặc thù như vùng đất dốc, đất cát… để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có thể sử dụng hiệu quả một số diện tích đất đặc thù.

c) Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp.

- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số theo đó ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao giá trị, hiệu quả của nông lâm sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trước hết về giao thông, thủy lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp. Quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, nhất là xuất khẩu theo đường biển như : chợ nông thôn, kho lạnh, kho ngoại quan, hệ thống thông tin liên lạc…

- Tăng cường phát triển thủy lợi vừa và nhỏ đa dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, làm thủy điện cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho người dân miền núi ở Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, ưu tiên xây dựng các hồ chứa đập dâng giữ nước tưới cho cây công nghiệp cà phê, mía, hồ tiêu, cũng như nước sinh hoạt và công nghiệp. Đối với các xã đặc biệt khó khăn chưa có công trình thủy lợi hoặc có nhưng đã bị xuống cấp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp. Đối với địa bàn vùng cao không có ruộng nước, Nhà nước hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, nhằm giúp người nghèo có điều kiện sản xuất lương thực tại chỗ;

- Chú trọng phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, trước hết đối với thú y, bảo vệ thực vật, chế biến , thu mua nông lâm sản.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134.doc.DOC (Trang 64 - 66)