Tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm tối đa hoá lợ

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Th¬ương mại Phú Đức.DOC (Trang 53 - 55)

Thương Mại Phú Đức, mặc dù lợi nhuận của Công ty hàng năm tăng lên về số lượng, nhưng về chất thì không như vậy. Trong qua trình hoạt động, công ty gặp rất nhiều thuận lợi, nhưng cũng có không ít khó khăn mặc dù ban giám đốc Công ty đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tuy nhiên những biện pháp vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Để khắc phục những hạn chế này, bài viết này đưa ra một số giải pháp sau.

3.2. Giải pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Phú Đức Thương Mại Phú Đức

Trong Công ty TNHH TM Phú Đức, hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho Công ty đó là buôn bán mặt hàng sắt thép các loại. Muốn tăng lợi nhuận của Công ty, việc đầu tiên là phải đưa ra các biện pháp làm tăng doanh thu trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ ra thị trường.

3.2.1. Tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Công ty. nhuận của Công ty.

Muốn tối ưu hoá doanh thu tiêu thụ sản phẩm, cần phải đưa ra những biện pháp để tung ra thị trường khối lượng hàng hoá cao nhất, với mức giá có lợi nhất cho công ty,….

* Tối đa hoá khối lượng hàng hoá tiêu thụ ra thị trường

+ Chất lượng hàng hoá cung cấp ra thị trường.

Để đứng chân lâu được trên thị trường, công ty phải luôn giữ uy tín của mình, bằng cách cung cấp ra thị trường những mặt hàng có chất lượng tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Muốn vậy, công ty phải luôn luôn có sự tìm hiểu về thị trường nhà cung cấp, việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet là giải pháp hữu hiệu. Ngoài ra, công ty chú trọng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi bán trong thời gian nhất định tạo nên sự yên tâm cho khách hàng của công ty.

+ Củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

VŨ VĂN SỸ L ỚP TC - K38 Với những khách hàng truyền thống, công ty phải cung cấp hàng hoá cho họ một cách kịp thời đầy đủ không để họ phải trong tình trạng chờ đợi lâu. Có thể cho họ chậm trả nợ lâu hơn so với khách hàng. Nếu với những đơn hàng lớn, hoặc khi khách hàng thanh toán có thể giảm giá hoặc có chiết khấu.

+ Xây dựng kế hoạch Marketing bán hàng

Vào đầu mỗi năm công ty nên tính toán kế hoạch bán hàng chung cho một năm.

Đối với những khách hàng truyền thống, công ty hoàn toàn có thể dự trù được hàng hoá mà họ sẽ tiêu thụ. Từ đó mà tính toán được khối lượng hàng nhập về. Sau đó từng quý, từng tháng lập ra kế hoạch cụ thể dựa theo kế hoạch chung đó.

Do khả năng tài chính công ty có hạn, việc quảng cáo trên ti vi hay báo chí là khá tốn kém và không có hiệu quả tức thời.

Hiện nay, việc mở rộng chi nhánh hay đại lý phân phối là quá sức đối với công ty, để tìm kiếm thị trường mới, công ty có thể mang hàng đến các cửa hàng cho ký gửi.

Giá bán các mặt hàng cũng cần tính toán linh động, với các đơn hàng lớn nên có chính sách giảm giá hoặc chiết khấu. Với khách hàng thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn, nên có hình thức khuyến mại hợp lý.

Vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm ngày thành lập công ty, công ty nên tổ chức đợt khuyến mại cho khách hàng và tổ chức giao lưu giữa công ty với khách hàng

* Xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý.

Nguồn vốn công ty thực tế là khá mỏng khi đầu tư vào lĩnh vực sắt thép. Việc xây dựng kết cấu chủng loại hàng hoá hợp lý là một việc không dễ dàng, tuy nhiên công ty bắt buộc phải xây dựng kết cấu hàng hoá trước khi nhập hàng về.

* Xây dựng biểu giá hợp lý.

Hàng hoá của công ty hầu hết là nhập khẩu nên giá cả sản phẩm do yếu tố khách quan quy định. Việc gía bán hoàn toàn phụ thuộc vào chi phí quản lý, chi phí bán hàng và lợi nhuận định mức tính trên một đơn vị sản phẩm. Việc áp các mức giá sẽ tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Công ty cần tính toán giá bán buôn, bán lẻ, giá bán cho khách hàng truyền thống, giá thâm nhập thị trường. Việc tính toán các mức giá này, phản ứng linh hoạt khi bán hàng.

VŨ VĂN SỸ L ỚP TC - K38 Giá bán buôn thì thường thấp hơn, do khối lượng bán lớn, có thể tiết kiệm chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển

Giá bán lẻ, để bán cho các đơn vị có nhu cầu ít tại thị trường Hà Nội, giá bán lẻ thường rất cao, vừa để bù đắp chi phí, vừa để có lãi.

Giá bán cho khách hàng truyền thống của công ty rất khó tính toán, công ty nên áp dụng khoảng giao động cho mức giá này, bởi khách hàng truyền thống của công ty là các công ty lớn, nguồn tài chính từ Ngân sách Nhà nước, nên họ rất chậm trả nợ, khiến công ty bị nợ vốn, trong khi khối lượng hàng mua lại rất lớn.

Vì vậy, khi bán hàng cho họ, còn phải tính toán khoảng thời gian vốn bị nợ đọng. Nếu mua và thanh toán trước hạn thì có thể giảm gía hoặc chiết khấu, nếu nợ đọng lâu thì giá cao hơn (trong phần giá nên tính kèm theo khoản tiền lãi do vốn bị đọng thay vì áp dụng biện pháp phạt do trả chậm)

Giá thâm nhập thị trường, đây là mức giá mà công ty không thu lãi, hoặc có thể nên chấp nhận lỗ, để có thể xâm nhập vào thì trường. việc bán hàng được với khối lượng hàng lớn, sẽ có doanh thu lớn hơn là bán hàng với giá bán cao và số lượng thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Th¬ương mại Phú Đức.DOC (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w