Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thủy.DOC (Trang 53 - 61)

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định kể trên nhưng chất lượng phân tích tài chính dự án ở Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ vẫn đang còn ở một mức độ thấp so hơn so với các tổ chức tài chính chuyên nghiệp. Chất lượng của hoạt động này thực sự chưa đạt được như kì vọng của Tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên. Có thể thấy được những hạn chế này qua các khía cạnh sau :

-Thời gian hoàn thành dự án đôi khi còn rất chậm so với tiến độ đặt ra.

Tuy rằng, ở Việt Nam, đây là một vấn đề chung đối với các dự án, đặc biệt là các dự án lớn. Thời gian của một dự án luôn bị kéo dài ngay từ các công đoạn nghiên cưú thị trường; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thu xếp nguồn; triển khai xây dựng dự án…Nhưng việc hoàn thành chậm trễ đã ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của hoạt động này. Có những dự án thậm chí kéo dài trong nhiều tháng như dự án “ Đầu tư đội tàu Lash phục vụ chuyên chở ximăng và clinker” cho công ty Vận tải Ven biển Vinashin.

-Về mặt quy trình thẩm định:

+Các số liệu được đưa vào trong các dự án chưa đảm bảo được tính cập nhật. Có những dự án lập cho năm 2005 nhưng những số liệu đưa vào sử dụng phân tích chỉ mới cập nhật đến năm 2002.

+ Các chỉ tiêu tài chính được xem xét, tính toán trong thẩm định còn mang tính chưa chính xác. Một số các chỉ tiêu về định mức kinh tế kĩ thuật vẫn phải thuê các đơn vị khác đảm nhận và xây dựng.

+ Số lần các dự án phải sửa đi sửa lại còn rất nhiều. Điều này không những làm mất thời gian của dự án, tốn kém chi phí thực hiện mà còn thể hiện một chất lượng phân tích chưa cao. Nhiều dự án sau khi hoàn thành xong mới phát hiện ra sai sót và sửa chữa tới 3 – 4 lần trước khi đưa ra thẩm định, chưa kể sau khi thẩm định sẽ có thể còn phải tiếp tục sửa chữa do chưa đạt được yêu cầu cũng như tiêu chuẩn của đơn vị thẩm định tài chính dự án.

-Công ty tốn quá nhiều chi phí không cần thiết trong quá trình lập dự án.Doanh số thu được từ hoạt động phân tích dự án là khoảng hơn 4 tỷ đồng

trong đó chi phí bỏ ra tới 3,5 tỷ.

-Công ty vẫn chưa có khả năng đảm nhận một số dự án lớn và then chốt của ngành, hầu hết những dự án này đều do Công ty tư vấn đầu tư và xây dựng bộ giao thông vận tải đảm nhận. Điều đó thể hiện năng lực cũng như điều kiện của Công ty chưa đủ để đảm nhận những dự án lớn và phức tạp.

-Công ty mới chỉ dừng lại ở các dự án trong nội bộ ngành, chưa tiếp cận được với những dự án khác ngoài ngành cho dù là những dự án nhỏ. Điều này càng khẳng định chất lượng phân tích tài chính dự án của Công ty chưa thực sự tạo được uy tín trên thị trường.

- Dưới sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ, hầu hết các dự án lớn của ngành đều được vay vốn ưu đãi của Quỹ hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên một số dự án sau khi lập đã có nhiều quan điểm và cách tiếp cận không thống nhất

với các nhà thẩm định của Quỹ. Chính sự không thống nhất này đã thể hiện chất lượng phân tích chưa thực sự cao, chưa đủ sức thuyết phục các nhà tài trợ.

Sở dĩ chất lượng phân tích tài chính dự án ở Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ vẫn còn bị hạn chế là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong những nguyên nhân này, có cả nguyên nhân khách quan từ bên ngoài và nguyên nhân từ bản thân bên trong của Công ty.

Trước tiên phải kể tới là những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía Công ty. Các nguyên nhân đó là :

-Quy trình phân tích tài chính còn thiếu xót và chưa mang tính khoa học, cụ thể ở các mặt như :

+ Đối với hệ thống bảng biểu: thứ tự các bảng biểu được phân tích trong dự án còn có sự sắp đặt tương đối lộn xộn, trình tự phân tích các chỉ tiêu còn chưa mang tính khoa học. Còn thiếu rất nhiều các bảng tính chi tiết cho từng chỉ tiêu nên đã gây rất nhiều khó khăn cho nhà thẩm định trong việc kiểm tra tính chính xác của các con số. Ví dụ : Kế hoach trả nợ cụ thể cho từng nguồn tài trợ, bảng tính khấu hao chi tiết cho từng loại tài sản cố định; bảng tính chi phí vốn trung bình của dự án, bảng tính toán riêng dòng lợi nhuận của dự án, bảng tính toán các khoản phải nộp cho Nhà nước qua từng năm…

+ Nhiều thông số sử dụng trong quá trình phân tích không có nguồn gốc, có nghĩa là chúng không được hình thành từ các công thức hay không được minh chứng bằng các phép tính toán. Người phân tích đưa các con số này vào chỉ với mục đích điều hoà các chỉ tiêu trong dự án.

+ Phương pháp tính toán : nhiều khi còn đơn giản hoá trong các khâu tính toán mà không bám sát với thực tế như : tính toán khấu hao tài sản cố định chỉ tính toán theo phương pháp đường thẳng, kế hoach trả nợ chủ yếu

được tính theo phương pháp trả nợ gốc đều, lãi trả theo số dư, doanh thu hay chi phí của dự án thường tính toán theo mức bình quân qua các năm…

+ Đối với tính toán dòng tiền : Tất cả các dự án mà Công ty đang đảm nhận đều sử dụng phương pháp gián tiếp để tính toán dòng tiền ròng của dự án. Trong khi đó, nhiều dự án có thể sử dụng được phương pháp trực tiếp để tính toán một cách hợp lý hơn.

+ Thời gian hoàn vốn của dự án chưa được tính toán chính xác bởi đã bỏ qua giá trị thời gian của tiền.

+ Các chỉ tiêu về NPV, hay IRR sau khi tính toán chưa được mô hình hoá thành dạng đồ thị nhằm tăng tính thuyết phục của chỉ tiêu và tính chuyên nghiệp của phân tích tài chính.

+ Lợi tức kì vọng của chủ đầu tư khi đưa vào tính toán chi phí vốn trung bình thường được lấy trên cơ sở của các dự án trong quá khứ hoặc theo suy đoán cảm tính không cơ sở khoa học của người phân tích.

+ Một số dự án đã bỏ qua phần lợi tức kì vọng và cơ cấu vốn của chủ đầu tư trong phần tính toán chi phí vốn trung bình của dự án.

+ Các dự án hầu như được tính toán dòng tiền và NPV theo quan điểm của dự án. Có nghĩa là NCF năm 0 luôn là số tiền tổng mức đầu tư và lãi suất chiết khâú là chi phí vốn trung bình của tất cả các nguồn. Tiếp cận theo phương pháp này sẽ không thấy được hiệu quả trực tiếp của chủ đầu tư.

+ Hầu hết các dự án đều thiếu phần đánh giá rủi ro cho dù đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính.

Hơn nữa, quy trình phân tích này đã bị ảnh hưởng theo mối lối mòn nhất định, các cán bộ phân tích tài chính dự án trong công ty vẫn bị lôi cuốn theo một quy trình phân tích dường như đã được mặc định từ trước. Bên cạnh đó, quá trình phân tích nhiều khi còn mang tính chất lắp ghép giữa các dự án. Vì thế, đôi khi đã làm giảm tính thuyết phục và tính đặc trưng của các dự án.

-Đội ngũ nhân sự của Công ty còn mỏng và thiếu kinh nghiệm

+ Đội ngũ nhân sự của Công ty còn tương đối mỏng, đặc biệt trong lĩnh vực dự án. Phòng tư vấn lập dự án của Công ty hiện tại chỉ có 6 người. Trong khi đó công tác thẩm định tài chính dự án không những đòi hỏi kiến thức rộng mà quan trọng là kinh nghiệm từng trải qua nhiều lần thẩm định các dự án. Cán bộ thẩm định chỉ có thể phân tích sâu một vài khía cạnh có liên quan đến dự án nên kết quả nhiều khi không chính xác.

+ Nhân sự của phòng chủ yếu chuyên sâu trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính. Mặc dù điều này rất tốt cho việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, song trong một dự án không chỉ có phần đánh giá tài chính, hơn nữa các phần trong dự án có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Phần phân tích tài chính không thể nào thực hiện tốt được nếu như các phần còn lại của dự án không được đánh giá và phân tích một cách kĩ lưỡng. Đặc biệt, đối với tất cả các dự án của ngành, đều là các dự án kinh tế – kĩ thuật có liên quan đến các ngành kĩ thuật như xây dựng, cơ khí đóng tàu, khai thác tàu biển...Vì thế, sự thiếu hụt nhân lực có kiến thức chuyên môn về kĩ thuật đã gây không ít ảnh hưởng tới chất lượng lập dự án nói chung và phân tích tài chính nói riêng.

+ Trình độ của cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế bởi hầu hết họ đều là những cử nhân kinh tế mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc.

+ Cách sắp xếp và bố trí nhân sự cũng đã ít nhiều ảnh hưởng tới chất lượng của hoạt động lập dự án. Các dự án của ngành hầu hết đều lã những dự án lớn và có thể được chia ra làm 3 mảng chính là : Dự án xây dựng và nâng cấp các Nhà máy phục vụ đóng mới, sửa chữa tàu; dự án khai thác tàu (chuyên chở vận tải hàng hoá trong nước và quốc tế); nhóm các dự án cơ khí, công nghiệp khác phục vụ cho công nghiệp đóng tàu như Công nghiệp cán nóng thép tấm đóng tàu, sản xuất khí nén, công nghiệp điện, nội thất tàu thuỷ…Việc mỗi người đều được phân công đảm nhận tất cả các lĩnh vực trên

của ngành, không có sự chuyên môn hoá rõ ràng thể làm tăng được vốn kiến thức một cách toàn diện nhưng lại khó có thể tập trung tốt vào một lĩnh vực nhất định khi cần thiết phải làm việc độc lập.

-Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công việc nghiên cứu phân tích tài chính dự án còn nhiều hạn chế. Điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của Công ty trang bị cho mỗi nhân viên chưa thể nào đáp ứng được nhu cầu của công việc. Hệ thống máy vi tính lạc hậu đã gây nhiều cản trở trong việc thu thập và xử lý thông tin thông tin, phân tích dữ liệu tài chính và lưu trữ kết quả.

-Công ty chưa hỗ trợ nhiều trong việc tìm kiếm những thông tin bổ ích, có thể sử dụng để làm tăng thêm tính thuyết phục và xác thực cho dự án. Sử dụng những thông tin sẵn có hoặc từ những nguồn không tin cậy sẽ làm giảm được chi phí nhưng những thông tin này có thể không chính xác hoặc không đảm bảo tính cập nhật làm giảm chất lượng của quá trình phân tích.

-Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, cũng cần phải kể đến những nhân tố khách quan bên ngoài đã gây ra nhiều hạn chế trong hoạt động phân tích tài chính dự án. Đó là :

-Sự không ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý. Các dự án thường phải đối mặt với những khó khăn này của nền kinh tế từ đó đã kéo theo sự ảnh hưởng tới các nội dung tài chính của dự án và trực tiếp gây ra những khó khăn nhất định cho người phân tích.

+ Hệ thống chính sách pháp luật cứng nhắc về đầu tư, quy chế đấu thầu, chính sách của Ngân hàng Nhà nước trong việc tài trợ vốn cho các dự án cũng đã gây cho chủ đầu tư nhiều khó khăn trong quá trình ra quyết định lựa chọn dự án. Các nhà tư vấn đầu tư (kể cả trong lĩnh vực tài chính) cũng không có nhiều sự lựa chọn và giải pháp cho khách hàng như các giải pháp về vốn, về chính sách thuế…

+ Chất lượng của các con số điều tra thống kê và nghiên cứu thị trường không chính xác. Các nhà phân tích dự án thường dựa trên những con số thống kê về giá cả, sản lượng, tốc độ tăng trưởng ngành…để làm cơ sở đưa ra những giả thiết trong quá trình phân tích. Nếu như những con số thông kê không được tính toán và thu thập tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đánh giá hiệu quả tài chính.

+ Sự phát triển không ổn định của nền kinh tế đã gây ra những biến động lớn như tỷ giá hối đoái, lạm phát, biến động về lãi suất, biến động về giá cả…Trong khi đó tất cả những yếu tố trên đều được sử dụng trong phần tính toán và phân tích tài chính của dự án. Sự biến động quá lớn này sẽ kéo theo những thay đổi khó lường trong các chỉ tiêu tài chính. Khả năng xảy ra rủi ro của dự án rất khó xác định một cách chính xác.

-Cơ chế quản lý, điều hành trong lĩnh vực đầu tư của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư còn nhiều thiếu xót như:

+ Một số dự án của các đơn vị thành viên mặc dù có tính hiệu quả rất thấp nhưng vẫn được Tổng công ty quyết định phê duyệt đầu tư. Điều này đã gây sức ép cho các cán bộ phân tích tài chính dự án phải cố gắng tìm cách hợp lý hoá các chỉ tiêu bằng mọi cách để làm cho dự án tăng cao tính hiệu quả với hy vọng thuyết phục các nhà tài trợ. Sự điều chỉnh này đã buộc các nhà đầu tư đôi khi phải tăng doanh thu hoặc giảm chi phí của dự án một cách không có cơ sở khoa học trong khi phân tích nhằm bảo đảm tính hiệu quả của dự án.

+ Các văn bản quy định về đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thông kế toán ... của cấp mhà nước còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa dẩy đủ, lại hay thay đổi gây khó khăn cho việc thẩm định. Việc định hướng, quy hoạch phát triển vùng, địa phương chưa ổn định, cụ thể cùng với sự can thiệp quá nhiều trong

hoạt đông cho vay của các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân các cấp đẵ làm giảm hiệu quả công tác thẩm định.

+ Các dự án của Tổng công ty sau khi phê duyệt thường không đủ năng lực thực hiện hoặc có phương án khác tốt hơn thay thế nên đôi khi xảy ra hiện tượng chuyển chủ đầu tư hay cùng chung chủ đầu tư hay một biện pháp khác là mở các gói thầu nhằm chia nhỏ một dự án lớn thành nhiều dự án con để thực hiện. Các hoạt động này đã làm tăng tính phức tạp của dự án lên rất nhiều.Đó thực sự là một trở ngại lớn cho các nhà phân tích khi triển khai đánh giá hiệu quả của dự án.

-Tính phức tạp của các dự án ngành Công nghiệp tàu thuỷ. Ngành công nghiệp tàu thuỷ là một ngành công nghiệp nặng. Nó có liên quan chặt chẽ tới rất nhiều các ngành công nghiệp khác như : luyện kim (chế tạo thép đóng tàu); cơ khí (chế tạo máy); xây dựng; khai thác (vận chuyển hàng hoá trong ngoài nước). Vì thế, hầu hết các dự án của ngành đều rất phức tạp. Đặc biệt trong nội dung phân kì vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, khái toán vốn đầu tư, khấu hao tài sản cố định… Đòi hỏi người phân tích phải hết sức chi tiết, kỹ lưỡng. Vì thế công việc phân tích các dự án thuộc ngành này thường khó khăn hơn rất nhiều so với các dự án của ngành kinh tế khác.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH

CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay vốn tại tổng công ty tài chính công nghiệp tàu thủy.DOC (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w