Trong bối cảnh phát triển chung, Công ty tài chính với vai trò vô cùng quan trọng giữ vị trí chủ đạo trong công tác tài chính cho ngành Công nghiệp Tàu thuỷ cũng đã đề ra những phương hướng và mục tiêu sát thực, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong tương lai. Trong một kế hoạch ngắn hạn cho năm 2005, Công ty đã đề ra những mục tiêu sau :
- Tăng mức tổng sản luợng 2005 lên 920 tỷ - Tăng tổng Doanh thu lên 55 tỷ
- Tăng tổng lợi nhuận: 2 tỷ
Với một hướng đi dài hạn hơn, Công ty đã đặt mục tiêu đạt được tổng mức vốn điều lệ là 500 tỷ VNĐ vào năm 2010, đồng thời, Công ty cũng đã đặt ra những mục tiêu phấn đấu trở thành một tổ chức tín dụng chuyên
nghiệp, triển khai mở rộng những sản phẩm mới, đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động tư vấn, trong đó có tư vấn lập dự án.
Đối với riêng hoạt động tư vấn lập dự án trong đó bao gồm cả phân tích tài chính dự án, Công ty đã đưa ra những bước đi cụ thể :
+ Duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và các khách hàng khác trong Tổng công ty nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tư vấn dự án
+ Từng bước mở rộng hoạt động tư vấn dự án cho một số khách hàng cùng ngành kinh tế – kĩ thuật ngoài Tổng công ty.
+ Tăng số lượng phân tích các dự án có quy mô lớn hơn nữa
+ Xúc tiến thực hiện lập các dự án có sự hợp tác của các tỏ chức nước ngoài
+ Nâng cao hơn nữa chất lượng và tính chuyên nghiệp của hoạt động tư vấn lập dự án nói chung và phân tích tài chính dự án nói riêng để sẵn sàng đón nhận những dự án được nhận tài trợ từ các tổ chức của nước ngoài, do yêu cầu của các nhà tài trợ đối với các dự án này rất cao. + Xúc tiến mở rộng sản phẩm mới về tư vấn quản lý dự án, tư vấn đầu thầu, tư vấn thu xếp vốn cho chủ đầu tư.
Trước những kế hoạch phát triển mạnh mẽ của ngành nói chung và của Công ty nói riêng, hoạt động tư vấn dự án trong đó có phân tích tài chính dự án cần phải có những bước phát triển mới, chuẩn bị tinh thần tiếp nhận rất nhiều dự án trong tương lai. Trong những bước phát triển mới này, việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính dự án là một trong những nội dung nòng cốt vừa củng cố những hoạt động hiện tại, vừa tạo đà cho những sự phát triển mới. Nhưng việc làm thế nào để nâng cao chất lượng của hoạt động này cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi. Sau đây là một số đề xuất về giải pháp và kiến nghị.
3.2.2 Kiến nghị với chính phủ
+ Bổ xung và hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật về đầu tư ví dụ như ban hành hoặc cụ thể hơn nữa các công thức chuẩn trong tính toán các chỉ tiêu, định mức trong đầu tư…Các quy định cụ thể cho từng nhòm ngành nghề trong nền kinh tế.
+ Kiến nghị điều chỉnh lại việc phân nhóm các dự án (nhóm A, B, C ) theo từng đặc điểm riêng của từng ngành. Ví dụ : Những dự án nhóm A của ngành xây dựng nên có tổng mức đầu tư khác với nhóm A của các ngành khác do giá trị xây dựng cơ sở vật chất là rất lớn.
+ Kìm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường một số loại hàng hoá chính như : Giá thép, giá ximăng, than, gỗ, vật liệu xây dựng, xăng dầu…Hầu hết các mặt hàng này đều là những nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho quá trình sản xuất. Vậy nên, biện pháp này nhằm làm giảm những biến động lớn trong doanh thu và chi phí của dự án. Từ đó làm cho các kết luận trong phân tích tài chính có tính xác thực cao.
+ Ổn định thị trường tài chính nhằm giảm bớt những biến động về tỷ giả, lãi suất.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phân tích tài chính dự án để làm cơ sở tham chiếu cho các nhà phân tích. Đồng thời cũng làm chuẩn cho các nhà thẩm định khi tiến hành đánh giá dự án.
+ Tạo điều kiện hỗ trợ các dự án trong việc xin tài trợ nguồn vốn của các tổ chức nước ngoài. Đặc biệt, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tạo điều hỗ trợ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án bởi đối với một số khoản tín dụng của ngân hàng nước ngoài có sự yêu cầu bảo lãnh của Bộ Tài chính hoặc các ngân hàng thương mại quốc doanh.
+ Đề nghị chính phủ ,bộ tài chính hỗ trợ ,bảo lãnh trong một số hoạt động tớn dụng với cỏc NH ,tổ chức tài chớnh nứoc ngoài