Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.DOC (Trang 48 - 51)

a. Triển khai thanh công Cơ chế quản lý vốn tập trung

Có thể nói việc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung là bước ngoặt, đánh dấu sự thay đổi điều chỉnh cơ bản trong công tác quản trị vốn của ngân hàng, góp phần đưa hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt nam tiến dần theo thông lệ quốc tế mà trong đó hiệu quả kinh doanh đã được chú trọng hơn và trở thành mục tiêu chủ yếu. Việc triển khai thành công cơ chế quản lý vốn tập trung đã góp phần nâng cao năng lực, vị thế của Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng như là tiền đề để ngân hàng quản lý, kiểm soát được các rủi ro trong quản trị vốn trong đó có công tác quản lý thanh khoản.

Cơ chế quản lý vốn tập trung đánh dấu sự điều chỉnh cơ bản của cơ chế điều hành vốn, từ phân tán sang bán tập trung (cơ chế điều chuyển vốn nội bộ) và đến nay là quản lý tập trung. Mô hình quản lý phân tán và bán tập trung trước đây cho phép vốn được quản lý tại mỗi chi nhánh, theo đó mỗi chi nhánh hoạt động và điều vốn tại đơn vị mình một cách tương đối độc lập so với hoạt động của Hội sở chính. Chi nhánh chủ động quyết định việc huy động vốn, cho vay trong phạm vi giới hạn được phép, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý rủi ro đối với các phát dinh có liên quan. Trường hợp huy động của chi nhánh lớn hơn cho vay (chi nhánh thừa vốn) thì chi nhánh thực hiện gửi phần vốn tạm thời dư thừa tại Hội sở chính và ngược lại trường hợp huy động của chi nhánh nhỏ hơn cho vay (chi nhánh thiếu vốn), chi nhánh sẽ vay phần vốn tạm thời thiếu hụt tại Hội sở chính. Cùng với cơ chế “vay-gửi” này, trong năm kế hoạch mỗi chi nhánh được Hội sở chính xác định một hạn mức “vay” theo mục đích sử dụng như ngắn hạn, trung hạn, dàn hạn, hỗ trợ lãi suất…

Việc chuyển đổi cơ chế điều hành vốn sang cơ chế quản lý vốn tập trung đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa ngân hàng và khắc phục hạn chế của cơ chế điều hành trước đây, đó là:

- Vốn toàn ngành được quản lý tập trung tại Hối sở chính, tạo tính nhất quán và bình đẳng chung cho các chi nhánh; phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan giữa các chi nhánh góp phần đánh giá đúng mức độ đóng góp của các chi nhánh phát huy tính năng động sáng tạo cùng thế mạnh trên từng địa bàn.

- Vốn được quản lý tập trung nhằm cân đối một cách hiệu quả nhất cho các mục tiêu sử dụng vốn theo định hướng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, đạt được các chỉ tiêu tài chính tốt nhất của ngân hàng và thuận lợi trong công tác quản lý rủi ro.

b. Sự ra đời của Hội đồng quản lý Tài sản Nợ Có (ALCO)

Việc ra đời của Hội đồng ALCO cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường công tác quản lý thanh khoản cũng như đặt ra những yêu cầu mới cho công tác quản lý thanh khoản nhằm hướng hoạt đọng này theo thông lệ quốc tế. Chức năng của Hội đồng ALCO là:

- Đưa ra các quyết định đối với công tác quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở các mục tiêu, cơ cấu lớn trong kế hoạch dài hạn và kế hoạch năm của ngân hàng.

- Chỉ đạo các bộ phận có liên quan để thực hiện các quyết định về quy mô, cơ cấu, danh mục, rủi ro tiền tệ và ngoại hối đối với Tài sản Nợ - Tài sản Có của ngân hàng.

- Xây dựng, thực thi chính sách quản lý rủi ro tập trung toàn bộ mọi nguồn vốn của ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nguồn vốn cho hoạt động ngân hàng.

- Xây dựng quy chế hệ thống các giới hạn quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có tại ngân hàng.

- Xây dựng, thực thi chính sách quản lý rủi ro Tài sản Nợ - Tài sản Có: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro chính sách,…

- Phân tích và xác định cơ cấu Tài sản Nợ - Tài sản Có tối ưu đồng thời đảm bảo thực thi cơ cấu này.

- Kiểm soát việc chấp hành các giới hạn và các chính sách quản lý TSN- TSC của toàn hệ thống.

- Thực thi và giám sát thực hiện kế hoạch tìa chính và chỉ tiêu lợi nhuận đối với toàn hệ thống.

Về chức năng quản lý thanh khoản, Hội đồng ALCO chịu trách nhiệm thực thi các công tác sau:

- Xây dựng chính sách, chiến lược thanh khoản. - Xác định các giới hạn trong quản lý thanh khoản.

- Phân tích tình hình thực hiện của các bộ phận chức năng.

- Kiểm soát, đo lường các rủi ro về thanh khoản và dự kiến các biện pháp phòng ngừa, xử lý và thực hiện điều chỉnh trong chính sách quản lý cho phù hợp.

c. Triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán trong toàn hệ thống

Việc triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán chính là điều kiện tiên quyết tiếp cận công nghệ để thực hiện quản lý thanh khoản theo phương pháp hiện đại.

Ngân hàng Công thương là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc triển khai hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Đến nay, khi triển khai thành

công dự án này giúp cho NHCT có một nền tảng công nghệ vững vàng, hoạt động của ngân hàng được nâng lên một tầm cao mới.

Dự án hiện đại hóa cung cấp thông tin tập trung, mọi dữ liệu giao dịch được cập nhật trực tuyến về Hội sở chính. Mô hình thông tin cho phép đổi mới cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế quản lý vốn tập trung và đổi mới công tác quản lý thanh khoản theo thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.DOC (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w