10 lít, 300C, 25 giờ Điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ khuấy, lưu
2.2.5 Phương pháp kiểm tra độ sống
Nguyên lý: Một tế bào có thể nhân theo cấp số nhân cho tới khi nhìn thấy được, vì vậy số lượng đơn vị khuẩn lạc tạo thành từ một thể tích canh cấy sẽ cho biết số lượng tế bào sống trong thể tích đó.
Kiểm tra độ sống bằng phương pháp Koch: Cách tiến hành:
• Chuẩn bị:
-Môi trường thạch đã được khử trùng và kiểm tra vô trùng trong tủ ấm. -Các dụng cụ được sấy, hấp tiệt trùng
- Ghi số lô, đậm độ pha loãng trên bình tam giác, ống nghiệm pha loãng và các đĩa thạch.
- Cho vào các ống nghiệm 9ml NMSL
• Pha loãng bậc 10
- Hút 1ml canh khuẩn cho vào ống nghiệm có chứa 9ml NMSL, lắc đều ta có độ pha loãng 101
- Hút chính xác 1ml canh khuẩn ở độ pha loãng 101 chuyển sang ống nghiệm có 9ml NMSL ta được dộ pha lãng 102
- Tương tự pha các độ pha loãng liên tiếp đến độ pha loãng 109
• Cấy kiểm tra
- Lắc đều các ống nghiệm ở độ pha loãng 108, 109, 1010. Ở mỗi độ pha loãng , dùng pipette 1ml hút chính xác 0,1ml dung dịch ch vào 2 đĩa Petri có chứa môi trường kiểm tra, láng đều mặt thạch.
• Ủ mẫu
- Ủ các đĩa Petri vào tủ ấm 320C trong 24 giờ.
• Đọc kết quả
- Đếm và ghi số lượng khuẩn lạc ơ các độ pha loãng
- Lấy trung bình cộng của hai đĩa, sô lượng khuẩn lạc cho 1ml dịch vi khuẩn ban đầu được tính theo công thức:
Mi (CFU/g) = Ai×Di/V
Trong đó, Ai là số khuẩn lạc trung bình, Di là độ pha loãng, V là thể tích dịch vi khuẩn cho vào mỗi đĩa.
Mật độ tế bào trung bình Mi trong mẫu ban đầu là trung bình cộng của mật độ tế bào ở các độ pha loãng khác nhau.