nên sử dụng sản phẩm của hãng nào, sử dụng tiền như thế nào cho đúng mục đích, an toàn, hiệu quả. Thực hiện chính sách này nhằm tạo cho khách hàng có được cảm giác được tôn trọng, được quan tâm, chia sẻ đồng thời bắt buộc các cán bộ tín dụng phải tìm hiểu kỹ lưỡng hoàn cảnh của khách hàng trong quá trình cho vay, hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.
Triển khai lấy ý kiến phản hổi từ khách hàng cũ để biết nhu cầu cũng như nhận xét khách quan của họ về sản phẩm và cách thức phục vụ của cán bộ tín dụng.
3.2.5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Giải pháp mang tính truyền thống này luôn được đặt ra, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập mạnh như hiện nay. Bởi lẽ, cán bộ tín dụng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng, trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, là người ảnh hưởng lớn đến việc khách hàng có được vay vốn hay không. Vì thế có thể nói để mở rộng cho vay vai trò của đội ngũ cán bộ ngân hàng mang tính chất quyết định.
Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Để đạt được mục tiêu này chi nhánh cần đẩy mạnh phong trào thi đua, rèn luyện và nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng nói riêng và cán bộ toàn chi nhánh nói chung. Thông qua việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích các cán bộ thực hiên tốt công việc của họ, đặc biệt chú ý đến công tác khen thưởng cũng như các chính sách đãi ngộ thoả đáng cho những thành tích lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn, học tập để nâng cao trình độ và có những sáng kiến trong lao động. Xây dựng chi nhánh Lánh Hạ thành một chi nhánh mạnh không chỉ trong hệ thống SeABank mà còn là một chi nhánh mạnh so với các chi nhánh của các NHTM khác.
3.2.6.Tăng cường nguồn huy động trung và dài hạn, đặc biệt là nguồn huy động dài hạn
Sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng có ưu thế là thủ tục cho vay nhanh, điều kiện cho vay khá linh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ tăng trưởng vốn và tốc độ tăng trưởng dư nợ còn mất cân đối. Do vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp để tăng nguồn vốn huy động, đặc biệt là huy động nguồn dài hạn. Huy động các nguồn vốn dài hạn thì có thể tham khảo một số cách sau:
Tạo ra các công cụ tiết kiệm mới với thời hạn tương đối dài như việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, phát triển các loại hình tiết kiệm gắn với
cho vay như tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm nhà ở, tiết kiệm mua sắm… Hiện nay, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trong dân cư nước ta là tương đối cao. Đây là nguồn mà các ngân hàng có thể huy động bằng các công cụ tiết kiệm đa dạng và linh hoạt cho phép kéo dài thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi ban đầu.
Ngân hàng cũng nên chú trọng các hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay hoạt động hợp tác giữa bảo hiểm với ngân hàng được cụ thể hoá thông qua những sản phẩm liên kết… Nhưng sản phẩm này ở Việt Nam vẫn đang còn ở mức khởi đầu, đây vừa là thời cơ vừa là thách thức với Ngân hàng. Bên cạnh xu hướng lấn sân nhau giữa các công ty bảo hiểm với ngân hàng, xu hướng tăng cường hợp tác cũng đã đang ngày càng khẳng định. Sự hợp tác này sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận đến nguồn vốn rỗi rãi của các quỹ bảo hiểm một cách dễ dàng hơn, còn ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp bảo hiểm trong các công nghệ thanh toán điện tử, tránh việc phải cử nhân viên đến tận địa chỉ khách hàng thu phí như hiện nay ở các doanh nghiệp bảo hiểm.
3.3.Một số kiến nghị