3.3.Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Láng Hạ (Trang 48)

chi nhánh phát huy hiệu quả, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo và các cơ quan quản lý Nhà nước. Sau đây là một số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đông Nam Á.

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ

Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành các chính sách cụ thể ví dụ như chính sách hỗ trợ người nghèo vay vốn ngân hàng, chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình, chính sách phát triển nông nghiệp…. tạo điều kiện cho các cá nhân có thể tiếp cận được với nguồn vốn, nhất là chính sách tín dụng.

Thứ hai, Nhà nước cần xác lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động tín dụng ngân hàng. Các cấp, các Ngành cần nhanh chóng hoàn thiện nhanh quy mô đô thị, cấp sổ đỏ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân để họ có đủ điều kiện để thế chấp ngân hàng.

Thứ ba, hiện nay khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giưa khu vực thành thị và nông thôn vẫn tiếp tục gia tăng. Nhiều cá nhân không thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để vay vốn, vì thế một tỷ lệ lớn dân cư sống ở các khu vực nông thôn, miền núi có thu nhập thấp. Do đó, Nhà nước cần có sự đầu tư hợp lý cho khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với các cá nhân trên địa bàn nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân.

Thứ tư, đề nghị Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ Ngân hàng trong việc thẩm định cho vay, hoàn thiện thủ tục vay vốn, xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả nợ được Ngân hàng.

Chính quyền Phường, xã và Công chứng nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Pháp luận về những xác nhận sai sự thật, gây thất thoát vốn đối với Ngân hàng.

Các cơ quan chức năng như: toà án, viện kiểm soát, công an, cơ quan thi hành án, thanh tra Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ Ngành ngân hàng trong việc thu hồi nợ nhất là đối với các khách hang chày ì, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo. Cần có những văn bản có tính chất liên ngành nhằm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý cho hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra các cơ quan Nhà nước cần có những thông tư, hướng dẫn sự phối hợp với ngân hàng để giảm bớt những khó khăn, thủ tục quá phức tạp

gây mất thời gian cho ngân hàng và làm mất cơ hội kinh doanh của các khách hàng như giải quyết các thủ tục vay vốn.

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục rà soát lại các cơ chế, quy định hiện hành nhằm lược bớt văn bản điều hành nặng tính chất điều tiết hành chính như áp dụng cơ chế thắt chặt tín dụng với chỉ thị 03 hạn chế khả năng vay vốn của cá nhân, các quy định về lãi suất gây khó khăn cho ngân hàng trong việc cho vay... Đồng thời ban hành những qui định nhằm đảm bảo an toàn vốn cho cả hai phía Ngân hàng và khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có cơ chế quản lý, những biện pháp thanh tra, kiểm tra và những quy định cụ thể đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và ngân hàng. Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng cơ chế tín dụng chung của nhà nước, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân không được sơ sài mà nên xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, không chạy theo tốc độ tăng dư nợ tín dụng mà buông lỏng khâu kiểm tra trước, trong và sau quá trình cấp tín dụng.

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Đông Nam Á

Ngân hàng cần chủ động có những kế hoạch cụ thể nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Cần đầu tư chú trọng vào việc nghiên cứu mở rộng các sản phẩm hiện có trên thị trường, tìm hiểu các nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra các sản phẩm nhằm thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải nâng cao chất quản trị nhân lực đảm bảo cho ngân hàng có được chính sách tuyển dụng, đào tạo, sử dụng cán bộ sao cho có thể đáp ứng yêu cầu quản lý và kinh doanh của NHTM cả trong dài hạn lẫn ngắn hạn.

Về phía chi nhánh cần tăng cường sự phối hợp với các chi nhánh khác trong hệ thống SeABank để có những hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tới các khách hàng. Đồng thời xin phép ngân hàng cấp trên cho chi nhánh thêm quyền chủ động sáng tạo trong kinh doanh để chi nhánh có thể xây dựng cho mình được những sản phẩm đặc trưng mang dấu ấn của chi nhánh.

Ngoài ra, là chi nhánh mới được thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, gây khó khăn và không thuân tiện cho quá trình làm việc của nhân viên. Do đo, chi nhánh cần được sự hỗ trợ nhiều hơn nữa từ hội sở.

Không những thế, chi nhánh cần phải quan tâm đầu tư thời gian và sức lực để hoạch định chiến lược quản trị rủi ro sao cho an toàn và hiệu quả, phù hợp với những loại rủi ro đặc thù và với điều kiện của chi nhánh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, không ngừng đổi mới và hiện đại hoá hệ thống thu thập xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, bảo đảm cho các nhà lãnh đạo ngân hàng có thể tiếp cận được các nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng và thuận lợi, đồng thời nâng cao hiệu lực và chất lượng công tác kiểm tra, giám sát nội bộ để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp giải quyết hữu hiệu kịp thời.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Láng Hạ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w