Hình 7: Sản phẩm xà gồ thép

Một phần của tài liệu Xuất khấu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003 – 2007.DOC (Trang 29 - 38)

gồ thép

mạ kẽm hoặc không mạ kẽm được cán trên máy xà gồ CHJ-AJ 02 tạo nên sản phẩm C và Z theo tiêu chuẩn Châu Âu. Vật liệu là thép tấm Ra = 2500 ~ 3.600 kg/cm2

Hình 7: Sản phẩm xà gồ thép Kiểu chữ Z INCLUDEPICTURE "http://lilamahanoi.com.vn/images/sanpham_z.gif" \* MERGEFORMATINET H (mm) A (mm) B (mm) T (mm) 80 45 15 1.6~2.0 100 50 15 1.6~2.0 150 60 20 1.6~2.3 200 75 22 2.0~3.2 250 75 22 2.0~3.2 300 95 30 2.0~3.5 Kiểu chữ C INCLUDEPICTURE "http://lilamahanoi.com.vn/images/sanpham_c.gif" \* MERGEFORMATINET H (mm) A (mm) B (mm) T (mm) 75 45 15 1.6~2.0 100 50 17 1.6~2.0 125 50 17 1.6~2.3 150 65 20 2.3~3.2 160 65 20 2.3~3.2 180 65 20 2.3~3.2 200 75 20 2.3~3.2

UỐN VÒM: Uốn vòm trên máy CHJ-L-37 theo tiêu chuẩn Châu Âu điều

chỉnh số lượng tấm và số lần ép thông qua màn hình PLC. Kích thước uốn theo yêu cầu của khách hàng.

Hình 8: Sản phẩm uốn vòm

INCLUDEPICTURE "http://lilamahanoi.com.vn/images/uonvom1.gif" \* MERGEFORMATINET

PHỤ KIỆN MÁI: Phụ kiện được thực hiện trên máy dập thủy lực 20 feet

CHJ – 11 với lực ép 50 tấn. Sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu, hình dạng đa dạng và phong phú theo kích thước quy chuẩn hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

INCLUDEPICTURE "http://lilamahanoi.com.vn/images/uonvom2.gif" \* MERGEFORMATINET

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

1.4.1. Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, do sự phát triển của nền kinh tế: Khi nền kinh tế của đất nước

phát triển thì nhà nước sẽ có ngân sách nhiều hơn để đầu tư nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ. Nhà nước có điều kiện quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực từ đó nâng cao được trình độ của người lao động nhất là lao động có đã qua đại học và cao đẳng để cung cấp cho các doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển, chính phủ sẽ có nguồn ngân sách lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ cho các ngành kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu nói riêng.

Thứ hai, các công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước: Bao gồm các công

cụ như thuế quan, tỷ giá hối đoái, các chính sách của nhà nước nhằm điều chỉnh cán cân thương mại.

Thuế quan: Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế thì thuế quan gồm thuế quan

xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu. Nếu căn cứ vào phương pháp tính thuế gồm thuế quan tuyệt đối và thuế quan hạn ngạch. Thuế quan nhập khẩu tuyệt đối là tỷ lệ % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mà người nhập khẩu phải nộp. Thuế quan nhập khẩu hạn ngạch là tỷ lệ % mà người nhập khẩu phải nộp khi nhập khẩu vượt quá sản lượng cho phép. Thông thường các quốc gia áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cao đối với các sản phẩm có tính cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và áp dụng hạn ngạch thấp với các sản phẩm là nguyên liệu thô hoặc chỉ mới qua sơ chế. Còn đối với các nước xuất khẩu sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu cao đối với các sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc khai thác từ tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu quý hiếm trong nước.

Tác động của tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến giá

của sản phẩm xuất khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng tức là đồng tiền Việt Nam mất giá so với đồng ngoại tệ từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Khi tỷ giá giam thì ngược lại. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu.

Do các chính sách nhằm điều chỉnh cán cân thương mại: Nhà nước sử dụng các biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế xuất nhập khẩu

Thứ ba, các yếu tố thuộc về tự nhiên: Do đặc điểm của các sản phẩm thép

xuất khẩu chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nên thường xuyên gặp rủi ro khi thời tiết biến đổi. Vì vậy các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu muốn hạn chế được loại rủi ro này phải hiểu biết về lộ trình vận chuyển hàng hóa.

Phải quan sát và theo dõi những biến đổi của thời tiết, hiểu biết về khí hậu của các thị trường mà mình xuất khẩu, của các nước trên lộ trình vận chuyển hàng hóa. Để hạn chế loại rủi ro này các doanh nghiệp cần mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Thứ tư, các yếu tố đầu vào: Các yếu tố đầu vào bao gồm đất đai, nguyên

liệu, lao động và vốn. Khi giá các yếu tố đầu vào thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá của các sản phẩm xuất khẩu. Do đặc điểm của nước ta giầu tài nguyên thiên nhiên nên các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng yếu tố đầu vào là lao động cao. Nhưng do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng thì lợi thế này ngày càng mất dần. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ chiếm ưu thế hơn.

1.4.2. Các nhân tố chủ quan

Thứ nhất, trình độ quản lý: Việt Nam là nước đang phát triển vẫn được nhận

xét là nước có trình độ quản lý yếu kém. Nền giáo dục đào tạo không hiệu quả và không có được một môi trường rèn luyện tốt. Đào tạo không sát với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, lý thuyết được học nhiều còn thực hành và thực tế lại rất ít nên dễ dẫn đến tình trạng quản lý yếu kém do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả làm việc của cả bộ máy dẫn đến năng suất làm việc không cao

Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất của

doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Nó sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt có năng suất cao. Tuy nhiên, muốn đầu tư cho cơ sở sản xuất có chất lượng tốt và đạt các tiêu chuẩn quốc tế thì các doanh nghiệp phải có vốn đầu tư lớn. nhưng Việt Nam là một nước nhỏ cho nên chưa đủ vốn và lực để chú trọng đầu tư lắm

Thứ ba, tiềm lực tài chính: Công ty có nguồn lực tài chính vững mạnh vốn

lực tài chính cũng là một một trong những nhân tố quan trọng không nhưng giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thể thực hiện quả các hoạt động marketing khuếch trương, quảng bá sản phẩm. Để phát triển doanh số bán hàng đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế

Thứ tư, năng lực của người lãnh đạo: Nhà lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến

hiệu quả làm việc của công việc kinh doanh. Họ sẽ làm cho bộ máy hoạt động có hiệu quả và công việc kinh doanh cũng hoạt động tốt hơn. Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ vạch ra được đường lối và phương hướng phát triển lâu dài cho công ty, giúp công ty không ngừng lớn mạnh. Hơn nữa, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ là người biết huy động các nguồn lực khác từ bên ngoài, biết tạo không khí làm việc thân thiện và khai thác tối đa năng lực của nhân viên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP MẠ KẼM, THÉP MẠ MÀU CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

(LILAMA)

2.1. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA)

2.1.1. Về giá trị sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Sau khi các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) được giới thiệu trên thị trường thế giới từ năm 2002 thì sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm này liên tục tăng qua các năm. Các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của công ty ngày càng khảng định được tên tuổi, thương hiệu và chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới.

Bảng 2.1: Giá trị sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu giai đoạn 2003 – 2007

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Sản lượng (tấn) 2020.5 2717.3 3540 4765.7 7020 Kim ngạch(tỷ đồng) 34.994 47.024 61.187 62.304 121.170

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Lilama

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ về sự biến đổi sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA như sau:

2020.5 2717.3 3540 4764.7 7020 0

Một phần của tài liệu Xuất khấu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003 – 2007.DOC (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w