Các kiểu khung LAPB :

Một phần của tài liệu Tổng đài điện tử chương 2 (Trang 33 - 35)

III. Chuyển mạch gói :

Các kiểu khung LAPB :

Giao thức LAPB xác địch một kiểu khung chính thống đ−ợc dùng để chuyển tin theo giao thức LAPB và giao thức cao hơn.

Chủ yếu có hai kiểu khung, đó là khung lệnh và khung đáp ứng. Khung đáp ứng dùng để xác nhận cộng việc thu khung lệnh.

Ví dụ : Khung I là khung lệnh, sau khi thu đ−ợc một khung I hay nhiều khung I thì một đáp ứng cần đ−ợc chuyển đi để xác định rằng khung hoặc các khung đã thu là chính xác.

Thể thức Lệnh Đáp ứng M∙ hóa

Chuyển tin I (tin) 0 N(S) P N(R)

RR (sẵn sàng thu) RR (sẵn sàng thu) 1 0 0 0 P/F N(R)

RNR (ch−a sẵn sàng

thu)

RNR (ch−a sẵn sàng thu) 1 0 1 0 P/F N(R)

Giám sát (S)

REJ (không chấp nhận) REJ (không chấp nhận) 1 0 0 1 P/F N(R)

SABM (thiết lập ph−ơng thức cân bằng không đồng bộ)

1 1 1 1 P 1 0 0

DISC (giải tỏa tuyến nối) 1 1 0 0 P 0 1 0 DM (ph−ơng thức không đấu nối) 1 1 1 1 F 0 0 0 UA (xác nhận không đánh số) 1 1 0 0 F 1 1 0 Không đánh số (U) FRMR (không chấp nhận khung) 1 1 1 0 F 0 0 1

Các lệnh và các đáp ứng đ−ợc phân biết nhờ tr−ờng A của khung. Đáp ứng của lệnh thu đ−ợc luôn có cùng tr−ờng A của lệnh này. Nếu DCE phát lệnh thì dùng địa chỉ A. Nếu DTE phát lệnh thì dùng địa chỉ B và ở cấp tuyến số liệu thì đây là sự khác biệt giữa DTE và DCE.

• Khung I : Khung tin, là một khung lệnh, nó dùng để chuyển tin cho giao thức cấp cao hơn.

• Khung S : Khung giám sát, là khung lệnh hoặc khung đáp ứng. Nó liên quan đến việc điều khiển luồng cho khung tin (I) và khắc phục lỗi tuyến thông tin do hỏng khung.

• Khung U : Là khung không đánh số vì chúng không chứa các địa chỉ dãy. Các khung này đ−ợc dùng khởi x−ớng chọn tuyến (SABM, SABME, DISC, DM, UA) và báo cáo những phạm vi giao thức.

- Khung lệnh SABM (Set Asynchronous Balanced Mode : thiết lập ph−ơng thức cân bằng không đồng bộ) và SABME (Set Asynchronous Balanced Mode Extended : thiết lập ph−ơng thức cân bằng không đồng bộ mở rộng) : Dùng để thiết lập tuyến vào trạng thái chuyển tin (tức là tạng thái tối cao). Sự khác biệt giữa hai lệnh này là SABM đòi hỏi ph−ơng thức làm việc thông th−ờng (với kích cỡ cửa sổ tối đa là 7) và SABME đòi hỏi ph−ơng thức làm việc mở rộng (kích cỡ cửa sổ tối đa là 127).

- Khung lệnh DISC (Disconect : giải tỏa) : Dùng để đ−a tuyến về trạng thái thấp, ở một chừng mực nào đó, nó ng−ợc với SABM và SABME.

- Khung đáp ứng DM (Disconect Mode : ph−ơng thức giải tỏa) : Dùng để trả lời cho trạng SABM và SABME đã thu nếu máy phát DM không muốn đua tuyến vào trạng thái chuyển tin.

- Đáp ứng UA (xác nhận không đánh số) : Dùng để khẳng định lệnh DISC hoặc SABM thu đ−ợc.

- Đáp ứng FRMR (không chấp nhận khung) : Dùng để chỉ thị lệnh sau cùng hoặc đáp ứng sau cùng không hợp lệ về mặt nào đó. FRMR mang thông tin mô tả lý do.

Các trờng N(R) và N(S) :

Cụm N(R) do bộ phát khung số liệu sử dụng để báo cho máy thu số thứ tự của khung tiếp theo mà máy thu đang đợi. Các khung RR và RNR dùng cụm này để khẳng định công việc thu các khung tin có thứ tự tới N(R). Khung REJ dùng để yêu cầu phát lại các khung tin có thứ tự bắt đầu từ N(R).

Cụm N(S) dùng để chỉ số thứ tự của một khung tin.

Bit P (Poll/Final) :

Bit P (Poll/final : đầu / cuối) đ−ợc sử dụng chung để chỉ thị một khung đã đ−ợc phát lại.

Khi sử dụng một lệnh thì bit này là bit đầu, còn khi sử dụng một đáp ứng thì bit này gọi là bit cuối. Khi một đáp ứng đ−ợc tạo ra cho một lệnh thì bit cuối phải bằng bit đầu của lệnh.

Tổng quát: Lúc đầu phát một lệnh thì bit đầu bằng ‘0’. Khi lênh đã đ−ợc phát đi, cần có một đáp ứng. Nếu không thu đ−ợc đáp ứng trong một khoảng thời gian nhất định thì lệnh sẽ đ−ợc phát lại. Lần này bit đầu đ−ợc lập (‘1’).

Khoảng thời gian xác định này là T1, đó là 1 trong cáctham số để cấu hình tuyến đặc biệt.

Một phần của tài liệu Tổng đài điện tử chương 2 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)