Những nội dung độc đáo, đặc sắc của tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 43 - 75)

CHƢƠNG 2 TƢ TƢỞNG NHÂN VĂN TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI HIỆN NAY

2.2.1. Những nội dung độc đáo, đặc sắc của tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương.

2.2. Tƣ tƣởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hƣơng và ý nghĩa của nó đối với hiện nay với hiện nay

2.2.1. Những nội dung độc đáo, đặc sắc của tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương.

2.2.1.1. Quan niệm về con người bản năng trong thơ Hồ Xuân Hương.

Giá trị nhân văn cao nhất là giá trị khẳng định, ca ngợi và bênh vực quyền sống của con người. Chủ nghĩa nhân văn theo quan niệm của các từ

điển Triết học đều có những nội hàm chung, theo như A. P. Vônghin là: “Xuất phát từ con người trần tục tồn tại thực tế, với những nhu cầu và năng lực trần tục thực tế, đòi hỏi phải được phát triển và thoả mãn càng rộng và càng đầy đủ càng tốt trong đời sống trần tục.” [123, 446 ]. Đặc biệt, chủ nghĩa nhân văn phải: “lấy việc khẳng định một cách lạc quan những nhu cầu và ham mê trần tục để đối lập với đạo đức khổ hạnh thời trung cổ”. Nói như vậy có nghĩa giá trị cao nhất của chủ nghĩa nhân văn là thừa nhận, tôn trọng cái phần sinh học “trần tục” hay đời sống bản năng của con người.

Ở thơ Hồ Xuân Hương, cách thể hiện quan niệm về con người cũng giống các nhà Nho Việt Nam trung đại khác không phát biểu một cách trực tiếp bằng lý luận logic nhưng thể hiện rõ nét thông qua các sáng tác thơ văn. Cho nên khi nói về quan niệm con người ở trong thơ Hồ Xuân Hương Bùi Ngọc Minh có nhận xét:

“Lập trường tư tưởng Hồ Xuân Hương về cơ bản là lập trường tư tưởng tiến bộ, mang tính nhân dân, tính nhân văn của thời đại…Hồ Xuân Hương lấy con người đích thực, mang khát vọng sống phồn thực, cơ bản là lành mạnh trong cuộc sống trần thế của con người, đặc biệt là người phụ nữ để khám phá và biểu hiện sự sinh sôi cuộc sống. Nhận thức này dường như là sự điều chỉnh lại những tín điều khô cứng, mất sức sống của Nho giáo và chế độ chuyên chế, điều chỉnh uốn nắn lại những định luận trong bảng chuẩn giá trị đã ổn định, bất biến, thiêng liêng, đáng kính mà văn hoá bác học tôn thờ, lấy làm chuẩn mực cho cái thiện, cái mỹ”. [48]

Trở lại trong lịch sử tư tưởng ở Phương Đông tuy không công khai và chính thống song việc thừa nhận con người bản năng không phải mới chỉ xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương.Thực ra, từ thời cổ trung đại, người Trung Hoa đã chú ý đến vấn đề hài hoà giới tính, họ đã có những kinh, sách về vấn đề này và gọi nó là “phòng trung thuật”. Trong Kinh Dịch cũng từng viết “Nam nữ cấu tinh vạn vật hoá sinh” (Hệ từ). Tuy nhiên việc tìm hiểu đó nhằm để duy trì nòi giống, gia tộc. Trong nền văn hoá dân gian Việt Nam từ thời

Hùng Vương đã thừa nhận vấn đề tính dục như là như cầu tự nhiên cần thiết của con người. Văn hoá Việt Nam là một nền văn hoá mang tính âm, nước, nữ tính xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước nên trong văn hóa dân gian không hiếm các biểu tượng nghệ thuật, tín ngưỡng, tôn giáo dân gian miêu tả các bộ phận sinh dục nam nữ hoặc cảnh sinh hoạt nam nữ, chẳng hạn trên thạp đồng Đào Thịnh hay trong các đền, chùa, tháp Chàm đều có hình tượng Linga và Yôni được bảo tồn cho đến tận ngày nay. Ở Việt Nam cũng có các lễ hội, các nghi lễ, tín ngưỡng phồn thực như trò múa mo ở xã Sơn Đồng, vào ngày mồng sáu tháng hai âm lịch. Khi lễ xong, trai chưa vợ, gái chưa chồng tụ họp tại đình một người vừa múa vừa hát trước bàn thờ trên tay trái cầm khúc tre, biểu tượng của dương vật, tay phải cầm mo cau, biểu tượng của âm vật. Người múa mấy lần đập khúc tre vào mo cau gợi lên hành động giao phối. Cuối cùng tung hai vật vào đám trai gái để họ tranh cướp, dân gian có quan niệm rằng ai lấy được sẽ gặp may trong hôn nhân và trong sản xuất. Những nghi thức lễ hội như thế chuyển tải quan niệm thể hiện ước mơ mùa màng tươi tốt, con cái đông đúc, dân yên vật thịnh. Nhưng từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, những lễ hội ấy phần nào bị che đậy, hạn chế, bị coi là các trò bậy bạ bởi chủ nghĩa khắc dục “khắc kỷ phục lễ”, cùng những quan niệm “nam nữ thụ thụ bất tương thân” của Nho giáo. Theo quan niệm của Nho giáo những vấn đề đó bị coi là vấn đề dâm - tục. Tình ái, sinh hoạt trai gái, những nhu cầu bản năng của con người không thuộc hệ giá trị luân lý đạo đức của Nho giáo. Con người trong Nho giáo là con người chính trị - đạo đức, khuôn mẫu, “con người chức năng” sống trong xã hội “luân thường”. “Dâm - tục” trở thành điều cấm kỵ, một điều “phạm huý” khi ai đó công khai nói tới. Tuy nhiên, suối nguồn dân gian đã tuôn chảy theo lôgíc tất yếu là nguồn gốc của tư tưởng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương. Hay nói cách khác là cả một truyền thống quan niệm văn hoá phồn thực hồn hậu của dân gian đã sống lại trong tư tưởng Việt Nam nhờ có thơ Hồ Xuân Hương liên hệ trở lại với cội nguồn. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta bắt gặp một cách quan niệm về

con người hết sức nhân văn, tự nhiên, hết sức dân giã mà cũng vô cùng hiện đại, mới mẻ về con người. Nếu cái phần bản năng, chuyện tính dục là một khía cạnh hiện thực thân thiết của con người từ thời Trung cổ hệ tư tưởng chính thống hạ thấp, dìm nén thì trong thơ Hồ Xuân Hương bằng những cách diễn đạt táo bạo đã đem phô bày ra giữa ánh sáng. Thơ Hồ Xuân Hương đã nhìn thấy cái phần bản năng gốc của con người như một phần tính người. Nói một cách khác, cái phần bản năng bị dìm sâu ấy đã được Hồ Xuân Hương đánh thức dậy ở mỗi cá nhân con người, nó có ngay ở bản thân các vị vua chúa, các bậc hiền nhân quân tử vốn chối bỏ nó.

Trong quan niệm của Nho giáo, vua chúa là các bậc tối thượng, thiêng liêng, thay trời hành đạo và có quyền uy tuyệt đối cho nên yêu cầu xã hội đối với họ là phải “đừng vì thích của tiền mà buông tuồng xa xỉ, đừng gần thanh sắc mà bừa bãi hoang dâm”. Như vậy là trong những quan hệ xã hội - đạo đức - chính trị những ham muốn bản năng hết sức đời thường ấy buộc phải bị dồn nén bởi theo Nho giáo thì nữ sắc là trở lực, nguồn gốc của mọi tai hoạ đối với việc tu dưỡng để trở thành người lý tưởng, “chính nhân”, “quân tử”.

Trong các bài thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đã chống lại quan điểm ấy của Nho gia. Trong thơ Nôm truyền tụng thể hiện sự đáo để, vượt ngưỡng, không bị gò ép vào mô phạm, khuôn mẫu của Nho giáo. Trong thơ Hồ Xuân Hương đã nhìn nhận các bậc vua chúa ấy bằng cái nhìn rất “dân chủ”. Vua chúa cũng được nhận thức là những con người với tư cách cá nhân có những ham muốn nhân dục như mọi con người khác chứ không còn thiêng liêng cao quý như trong quan niệm của các nhà Nho chính thống. Qua bài “Cái quạt”, chúng ta thấy trong quan niệm của Hồ Xuân Hương họ cũng say đắm nữ sắc như ai, thậm chí còn mạnh mẽ hơn ai hết: “Chúa dấu vua yêu một cái này”, còn trong bài thơ “Vịnh hang Cắc cớ” văn nhân tài tử thì dù “mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”, qua bài thơ khác nữa ta thấy anh đồ thì “ghẹo nguyệt giữa ban ngày”. Những bậc anh hùng, quân tử…đã được Hồ Xuân Hương khám phá, chỉ ra phương diện là con người của những ham muốn bản

năng. Anh chàng “quân tử” bất ngờ nhìn thấy “Thiếu nữ ngủ ngày” trở nên lúng túng, vụng về, muốn ngắm nhìn nhưng lại sợ người khác phát hiện: “quân tử dùng dằng đi chẳng dứt”. Những “Thi vấn, tử viết”, những “chi, hồ, giả, dã”, kinh điển đã làm cho người quân tử chỉ được sống có một nửa, cái nửa “thượng tầng” khô cứng. Vua chúa, văn nhân tài tử anh hùng, quân tử, quan lại… đều là người có cả “thượng tầng” và “hạ tầng” nhưng lại che dậy những khát khao bản năng “hạ tầng” của họ. Sự lý tưởng hóa, tuyệt đối hoá các bậc vua chúa, quân tử trong học thuyết của Nho giáo đã khiến họ phải khuôn mẫu, sống theo lối đạo đức giả, đó chính là “bi kịch của nhân cách nhà Nho và của hệ tư tưởng quan lại” [125] và Hồ Xuân Hương đã chỉ ra phần thứ hai này ở họ.

Qua thơ Hồ Xuân Hương cho thấy, Hồ Xuân Hương quan niệm chuyện tính dục là chuyện rất bình thường và tự nhiên, không có gì là cấm kỵ, xấu xa. Nếu xấu xa tại sao những cảnh “cửa son đỏ loét tùm hum nóc”, cảnh “cầu trắng phau phau đôi ván ghép” lại có sức mạnh “lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại” và không những thứ dân mà cả vua chúa đều mê đắm. Cảnh sinh hoạt nam nữ là hình ảnh xuyên suốt, phổ quát trong thơ Hồ Xuân Hương:

“…Nâng niu ướm hỏi người trong trướng

Phì phạch trong lòng đã sướng chưa ?” (Vịnh quạt I).

Hẳn sẽ chẳng có hình ảnh nào đẹp đẽ bằng cảnh trai thanh gái lịch “đánh đu” ngày lễ hội:

“Trai co gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng …Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song”.

Còn hình ảnh nào hấp dẫn bằng cảnh dệt vải trong đêm khuya: “Hai chân đạp xuống năng năng nhắc

Và còn rất nhiều cảnh khác nữa mà Hồ Xuân Hương đã đặc tả, từ cô bán hàng sách, bà lang đến các quan thị và các sư hổ mang còn nặng lòng trần. Tất cả mọi con người đều không thoát khỏi cái nhu cầu tìm “cực lạc là đây, chín rõ mười” đó. Sự thực đó hiển nhiên như cơm để ăn, không khí để thở, là quy luật sinh tồn và phát triển của xã hội. Bởi vậy, thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói mạnh mẽ, tập trung lên án tất cả những thế lực kìm hãm nhu cầu chính đáng đó của con người. Chính điều này đã làm cho tư tưởng nhân văn Hồ Xuân Hương trở nên thân thiết, gần gũi với chúng ta trong khi những người chính thống cùng thời với bà lại coi bà như kẻ nổi loạn. Những tư tưởng bất ngờ, táo bạo và vượt trước đó của Hồ Xuân Hương như một cơn gió mát lành, thấm đẫm tinh thần nhân văn, dân chủ song cũng là ngọn roi sắt quất thẳng vào hệ tư tưởng phong kiến tàn bạo, góp phần làm rung chuyển tôn ti trật tự của nền tảng tinh thần của chế độ phong kiến.

Giữa khi các nhà Nho chỉ tìm lối thoát bằng Phật giáo, Đạo giáo, chỉ mộng mơ lên thăm cung chị Hằng, gặp tiên nữ trên cõi thiên thai thì Hồ Xuân Hương đã đưa người đọc nhìn vào chính hiện thực cuộc sống của con người. Đề cập đến vấn đề tính dục là một chủ đề hết sức cấm kỵ trong xã hội phong kiến nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương, bà đã vô cùng khéo léo dùng những hình ảnh như đền Trấn Quốc, chùa Hương, đèo Ba Dọi, hang Cắc Cớ… để diễn tả những chuyện tính dục cấm kỵ một cách thoải mái với những ngôn từ rất giản đơn, được nhận thức dễ dàng nhưng rất sống động và gợi hình. Vì vậy thơ Hồ Xuân Hương được quần chúng tiếp nhận một cách dễ dàng, mau chóng. Không những Hồ Xuân Hương nói đến cảnh sinh hoạt trai gái nơi phòng the mà bà còn lên tiếng ca ngợi những hành vi bị cấm kỵ như là một sự đối trọng, thách thức đối với quan niệm chính thống của xã hội lúc bấy giờ. Trong thơ, Hồ Xuân Hương đã thể hiện là người đã dám công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể con người. Cùng thời với bà cũng có một số nhà tư tưởng cũng dùng thơ văn để ca ngợi vẻ đẹp thân thể con người, chẳng hạn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tả cơ thể Thuý Kiều:

“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên”.

Nhưng đó chỉ là những nét phác thảo mang tính ước lệ chứ chưa thật cụ thể, sinh động. Trong thơ Hồ Xuân Hương đã công nhiên chú ý đến những bộ phận thân thể thường được giấu kín nhất của con người: bộ phận sinh dục. Cũng như đối với quan hệ trai gái, các bộ phận kín trên cơ thể con người xưa nay vẫn bị người ta coi là tục, là dơ bẩn thì đối với Hồ Xuân Hương chúng chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể con người.Trong hầu hết các bài thơ của Hồ Xuân Hương đều có ngụ ý tả cảnh sinh hoạt trai gái, nói về cơ quan sinh dục của nam hoặc nữ mà Hồ Xuân Hương thường gọi chúng với tên là “cái này”, “cái đó”. Theo Nguyễn Văn Hanh “cái này” là: “cái mà người vô bệnh ưa hơn hết, phụng thờ hơn hết, phải nói rõ ưa và phụng thờ trong những lức không có con mắt người thứ ba nào trông vào, trong những lúc “cấm ngoại thuỷ không ai được biết”… còn những nơi chỗ đông người, người ta vừa nghe nói đến thì đã vội vàng kêu la “bất nhã”, “tục”, vì thành kiến luân lý” [21]. Quan niệm như vậy nên sự đặc tả những bộ phận kín trên cơ thể con người trong thơ Hồ Xuân Hương là một trong những nội dung biểu hiện rõ nét nhất chủ nghĩa nhân văn Hồ Xuân Hương.

Quan niệm của Nho giáo không coi trọng tình yêu đôi lứa, hôn nhân chỉ là để có con nối dõi tông đường, khỏi phạm tội đại bất hiếu. Trong quan hệ trai gái, Nho giáo đặt ra rất nhiều nghi thức cấm kỵ. Lễ giáo được pháp điển hoá rất khắc nghiệt. Nội dung xuyên suốt của tư tưởng nhân văn ở thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói đòi quyền được yêu, đó là một trong những tình cảm đẹp nhất, nhân bản nhất của con người. Phần Lưu hương ký là tập thơ ghi lại những bài thơ xướng hoạ giữa Xuân Hương với những bạn tình đầy sự “chân thành, tha thiết để đấu tranh cho một tình yêu bình đẳng, là tiếng nói thất vọng để có một tình yêu thành thật chung thuỷ” [46]. Phần thơ Nôm truyền tụng lại bộc lộ một khát vọng tình yêu đôi lứa mãnh liệt, táo bạo chứ không chỉ là những mối tình “biết dừng lại trên lễ nghĩa” như trong Lưu hương ký. Quan

niệm tình yêu lứa đôi tự do được thể hiện trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là tình yêu trần thế, tình yêu của những con người bình dân lao động chân thật, mộc mạc nhưng vẫn không kém phần nồng thắm, duyên dáng, tế nhị. Đó không phải là quan niệm tình yêu thánh thần kiểu Ngưu Lang - Chức Nữ, không phải quan niệm tình yêu bị chi phối bởi quan niệm hôn nhân phong kiến “môn đăng hộ đối” theo kiểu Trương Quân Thuỵ - Thôi Oanh Oanh trong “Tây Sương ký”, cũng không phải quan niệm tình yêu đơn phương, không gắn với nhu cầu tính giao theo kiểu Trương Chi - Mị Nương trong “Truyền kỳ mạn lục tân phả”. Đó là quan niệm hiện thực về tình yêu tự do, nồng hậu của những đôi lứa nam nữ yêu đời, ham sống, đầy khát khao hạnh phúc, đầy ham muốn xác thịt, rất nhân bản.Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là tiếng nói chống lại tất cả những gì là phản lại quy luật khách quan, tự nhiên của cuộc sống. Những quan niệm về giới, về tình yêu nam nữ, một khía cạnh của quan niệm con người trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đã làm cho nội dung của những thi phẩm ấy đặc biệt hấp dẫn và mang dáng dấp hiện đại, thoát khỏi quan niệm khổ hạnh tiết dục, cấm dục, diệt dục của quan niệm truyền thống, vì thế nó có sức lan toả trong không gian và thời gian.

Chúng ta biết rằng, theo quan niệm của Nho giáo, con người bị gắn

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhân văn trong thơ Hồ Xuân Hương (Trang 43 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)