Nhóm giải pháp cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ.doc (Trang 60 - 61)

- Cần có cơ chế quản lý chất lượng các khâu từ trồng, chăm bón, thu hái đến chế biến tại các hộ gia đình để đảm bảo nguyên liệu chè không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (trong đó đặc biệt là thuốc trừ sâu); tăng cường công tác khuyến nông, khuyến cáo các doanh nghiệp và nông dân bảo vệ vườn chè bằng các biện pháp sinh học; thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng của ngành chè...

- Xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ sản xuất, chế biến chè an toàn. Tập huấn, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân về sản xuất chè an toàn. Tổ chức xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn tại các vùng chè sản xuất tập trung, tuyên truyền và khuyến cáo mở rộng mô hình sản xuất chè an toàn. Đào tạo, tập huấn về sản xuất chè an toàn và chứng nhận sản phẩm chè an toàn trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về sản xuất chè an toàn, chỉ đạo thực hiện kiểm tra giám sát và chứng nhận điều kiện sản xuất chè an toàn cho các cơ sở sản xuất chè. Quản lý, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra về sản xuất chè an toàn, chứng nhận sản phẩm chè an toàn và công nhận các tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn.

- Để khắc phục việc tranh mua, tranh bán và không quan tâm đến chất lượng chè nguyên liệu như hiện nay, cần có cơ chế chính sách hợp lý quy định cụ thể doanh nghiệp nào đầu tư phát triển trồng chè thì được độc quyền

thu mua nguyên liệu và cần có cơ chế thông thoáng gắn quyền lợi của doanh nghiệp với quyền lợi của người dân làm chè. Cần sớm quy hoạch lại hoạt động sản xuất kinh doanh ngành chè và khẩn trương thành lập sàn giao dịch, trung tâm đấu giá sản phẩm chè.

- Tập trung điều tra, nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm tại những nơi trồng nhiều giống chè ngon, người dân có kinh nghiệm, hiểu biết khá về kỹ thuật trồng, thâm canh chè như huyện Phù Ninh, Hạ Hoà, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào những vùng chè chủ lực, chuyển giao công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn của những thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...

- Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chè (bao gồm các quy định về hàm lượng các hoá chất được sử dụng và các hoá chất cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến và bảo quản chè) được phép xuất khẩu ra thị trường ngoài nước và tiêu thụ nội địa nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chè.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ.doc (Trang 60 - 61)