Nhóm giải pháp về tăng cường công tác hợp tác quốc tế, xúc tiến

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ.doc (Trang 67 - 77)

tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chè.

- Hàng năm nhân ngày giỗ Tổ 10-3 Âm lịch, tổ chức hội chợ Hùng Vương nhằm giới thiệu sản phẩm của miền trung du đến khách thập phương hành hương về đất Tổ, trong đó đặc biệt chú trọng đến sản phẩm chè.

- Tích cực tham gia các hội chợ nông nghiệp, hội chợ thương mại quốc tế do Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương tổ chức và một số đoàn doanh nghiệp đi nước ngoài theo Chương trình Xúc tiến Thương mại trọng điểm quốc gia do Bộ Công thương chủ trì.

- Trong những năm gần đây, đa số doanh nghiệp xác định truyền thông là phương tiện hiệu quả nhất trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của mình. Đó là các chương trình quảng cáo, tuyên truyền trên báo chí, tham gia hội chợ triển lãm, tài trợ, thông qua hoạt động giao tiếp cộng đồng... với quan điểm của một số chuyên gia trên thế giới khi sử dụng hình ảnh “bà đỡ” để nói về vai trò của truyền thông đối với các sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, rộng hơn là hình ảnh của doanh nghiệp… Bởi khi đã đóng vai trò “bà đỡ”, truyền thông trở thành một lực lượng chính hậu thuẫn cho những thành công của

doanh nghiệp. Chính vì vậy, công tác truyền thông phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, liên tục trong nhiều năm, khắc hoạ cho được hình ảnh về “Chè Phú Thọ”, là sự lựa chọn số 1 của khách hàng; sao cho Chè, cùng với hình ảnh của thành phố “ngã ba sông” Việt Trì, với những rừng cọ, đồi chè qua những làn điệu xoan, ghẹo... luôn trong trí nhớ người tiêu dùng và trở thành biểu tượng của Phú Thọ.

- Thiết kế một số chương trình phóng sự trên thông tin đại chúng, nhất là kênh VTV4 Đài truyền hình quốc gia (là kênh phát sóng cho đối tượng người xem ở nước ngoài), kể cả gắn với bộ phim về những miền quê Phú Thọ và các trang báo điện tử có nhiều độc giả từ nước ngoài như VnExpress, v.v. Thiết kế, in ấn đẹp, hấp dẫn và phát hành vào dịp mùa lễ hội, giỗ Tổ Hùng Vương các tờ tin (Brochure) về chè Phú Thọ.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề liên quan đến ngành chè, tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến, tham gia hội chợ, quảng bá thương hiệu.

+ Dự kiến tổ chức một số hội thảo chuyên đề về xúc tiến xuất khẩu chè, nghiên cứu các thị trường xuất khẩu trọng điểm của chè Phú Thọ, bàn về các biện pháp nâng cao chất lượng chè Phú Thọ.

+ Học tập trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước (có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn).

- Lập cổng Portal “Phu Tho Tea” thông qua Website của tỉnh www.phutho.gov.vn

Cần hợp đồng thuê các chuyên gia quảng cáo, tin học tư vấn và xây dựng trang “phuthotea” trong Website Phú Thọ do Hiệp hội chè Phú Thọ thực hiện, đồng thời cần có sự liên kết với các công ty chuyên quảng cáo để tạo ra những đường Link tới Website “phuthotea”, từ đó sớm cung cấp những thông tin về chè tới các đối tác quan tâm; vừa để xúc tiến thương mại, quảng bá sản

phẩm, thương hiệu chè và hình ảnh Phú Thọ với bạn bè trong và ngoài nước; vừa bảo vệ người tiêu dùng, tránh cho người tiêu dùng khỏi mua nhầm sản phẩm.

- Khai thác tối ưu và đa dạng hoá phương pháp tiếp thị cho sản phẩm chè thông qua các kênh như:

Tiếp thị trực tuyến bằng các công cụ như: e-mail, hiển thị quảng cáo trong kết quả tìm kiếm trực tuyến…sẽ giúp các nhà marketing chè Phú Thọ tăng cường tiếp xúc của họ bằng cách truyền những nội dung được định sẵn mà các khách hàng mục tiêu của họ yêu thích hơn.

- Tổ chức các tour du lịch sinh thái thăm vườn chè và di tích danh thắng. Qua thực tế cho thấy, những hoạt động này đã có, tuy nhiên chỉ mang tính hình thức, nhỏ lẻ, cần được đẩy mạnh và tổ chức có quy mô và tính chuyên nghiệp hơn.

Tỉnh cần giao cho Sở Thương mại - Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, các tỉnh tổ chức lễ hội (du lịch về cội nguồn) lồng ghép với các tour du lịch sinh thái, đưa khách về thăm các vườn chè và mua chè Phú Thọ. Thông qua PR và quảng cáo truyền miệng giới thiệu về hình ảnh, con người Phú Thọ, đưa du khách thăm vườn quả sinh động trên địa bàn tỉnh, nhất là vào mùa thu hái để giới thiệu với du khách các danh thắng, đất và người Phú Thọ. Quảng bá với du khách trong và ngoài nước về truyền thống văn hoá, lịch sử, các danh thắng và sản vật trên đất Phú Thọ. Điều đó giúp khách hàng thư giãn với không khí trong lành, yên tĩnh, vừa quảng bá hình ảnh về Phú Thọ, chè Phú Thọ, vừa tiêu thụ chè cho người trồng chè

Hội chợ sẽ được tổ chức vào dịp lễ hội hàng năm. Tổ chức hội chợ sẽ là dịp thu hút khách về với Phú Thọ và thực hiện quảng bá sản phẩm, quảng bá hình ảnh Phú Thọ một cách hữu hiệu nhất.

- Tổ chức một số hội thảo liên quan đến chè Phú Thọ. Ngay tại Hội chợ, kết hợp tổ chức một số cuộc hội thảo về chè và quảng bá chè Phú Thọ, như:

• Bình tuyển chè thông qua cuộc thi nghệ thuật trong pha chè.

• Các biện pháp chăm sóc, lựa chọn giống chè tốt cho năng suất cao. • Các giải pháp kỹ trong thu hái, chế biến, bảo quản, đóng gói đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

• Xúc tiến thương mại chè Phú Thọ - thực trạng và giải pháp phát triển; • Thực trạng và giải pháp quảng bá thương hiệu chè Phú Thọ.

- Tiếp tục tăng cường tổ chức các tour du lịch sinh thái với tần suất lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

- Tổ chức Lễ hội văn hoá “Chương trình du lịch về cội nguồn”.

Chương trình "Du lịch về cội nguồn", sự hợp tác phát triển thương mại- du lịch của 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Đây là chương trình quy mô với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Đây sẽ là cơ hội để các tỉnh có dịp giới thiệu với bè bạn, du khách trong và ngoài nước về danh lam, thắng cảnh, con người, nhất là các sản vật của quê hương mình, mà trong đó chè Phú Thọ là điển hình.

- Tiến hành xúc tiến thương mại, tham dự các hội chợ quốc tế nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường ra các nước châu Âu và Mỹ.

Tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống như: Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Anh, Pakixtan, từng bước đưa sản phẩm chè Phú Thọ bao gồm chè

xanh, chè đen... xâm nhập vào một số thị trường khó tính như: Đức, Mỹ, Hà Lan, Nhật... thông qua các chương trình xúc tiến thương mại và hội chợ quốc tế ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Mỹ....

- Xúc tiến phát triển thêm hệ thống kênh phân phối nhằm mở rộng phát triển các thị trường mục tiêu.

Tỉnh có thể hỗ trợ để Hiệp hội chè Phú Thọ tổ chức gặp mặt, động viên, chia sẻ, cổ vũ những người buôn bán, thu gom chè. Xác định rõ vai trò của họ, đồng thời xúc tiến thành lập “hội” hoặc “câu lạc bộ” “những người tiêu thụ - chế biến chè”; tạo ra một sự liên kết, hợp tác tiêu thụ chè trong khi phải cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước, giảm bớt sự cạnh tranh nội bộ dẫn đến bất lợi cho người sản xuất chè.

- Các cơ sở phân phối ở nước ngoài theo hướng: củng cố các cơ sở tiêu thụ chè ổn định tại Trung Quốc, Ấn Độ, Pakixtan thông qua thị trường Trung Quốc để sang Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan, Hàn Quốc. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu xâm nhập các thị trường mới như Đức, Nhật, Mỹ. Qua đó dần từng bước đặt chân vào những thị trường này thông qua các tổ chức, tập đoàn, công ty phân phối uy tín như hiệp hội nông sản, hiệp hội những người chế biến và sản xuất chè, cục quản lý thực phẩm và dược... vv.

- Tăng thị phần chè Phú Thọ trên các nước Mỹ, Nhật, EU bằng cách tìm hiểu thị hiếu, khẩu vị của người dùng chè, nghiên cứu và áp dụng khoa học và qui trình công nghệ chè tiên tiến từ khâu trồng trọt, thu hái, ủ sao, đóng gói, mẫu mã, bao bì, bảo quản, vận chuyển... phù hợp với thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá và từng bước khẳng định thương hiệu, nhãn hiệu chè Việt Nam nói chung và chè Phú Thọ riêng trên các trị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, EU.

- Sử dụng có hiệu quả kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm và hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để mở rộng thị trường đã có và tìm kiếm thị trường mới, nhất là thị trường có tỷ trọng xuất khẩu lớn.

- Tăng cường mối quan hệ với EU nhằm tranh thủ được sự hỗ trợ khoa học ở cấp Nhà nước (đầu tư giống, công nghệ trồng và chế biến...) đây là hình thức thâm nhập tốt nhất vào hệ thống phân phối phức tạp của nước này, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Duy trì và nâng cao vai trò của Hiệp hội chè trong hoạt động kinh doanh và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích chung cho cả ngành, tránh "mạnh ai nấy chạy", gây tình trạng bán phá giá, tranh mua nguyên liệu...

- Thành lập các liên doanh sản xuất - tiêu thụ hoặc liên doanh kinh doanh - phân phối chè Phú Thọ với các nước. Nghiên cứu mô hình hợp đồng giữa các nhà: Khoa học - Trồng trọt - Chế biến - Xuất khẩu - Nhập khẩu.

- Mục tiêu của tỉnh Phú Thọ nói chung và các doanh nghiệp chè Phú Thọ trong thời gian tới là phát triển một thương hiệu chè Phú Thọ an toàn trên cơ sở những vùng nguyên liệu sạch, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của châu Âu, Nhật Bản. Hiện nay, đã có khoảng 60% nguyên liệu chè đạt được các tiêu chuẩn an toàn của châu Âu, song cần phải tiếp tục nâng cao tỷ lệ này.

Về lâu dài, việc đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng cơ sở, thủy lợi cho các vùng chè là yếu tố quan trọng giúp người dân vùng chè yên tâm phát triển sản xuất. Tiến hành rà soát, thay thế các giống chè chất lượng thấp bằng các loại chè có giá trị cao, phát triển các vùng chè đặc trưng cho điều kiện khí hậu từng địa phương thông qua chương trình hỗ trợ về cây giống, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch...

3.3.7. Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu chè của tỉnh Phú Thọ

Trước tiên, để xây dựng thương hiệu chè Phú Thọ cần thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa cho chè của tỉnh Phú Thọ cụ thể như sau:

Một là, nhãn hiệu hàng hóa.

Vừa qua Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã có những kết luận chính liên quan đến việc xây dựng thương hiệu cho chè Phú Thọ như sau:

- Giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu lập hồ sơ xin đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm chè Phú Thọ với Cục Sở hữu trí tuệ.

- Giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn lập đề án thành lập Hiệp hội Chè Phú Thọ và chịu trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước như: xúc tiến thương mại, hội chợ, tổ chức hội nghị, hội thảo về cây chè, kế hoạch tài chính... vv.

- Cho phép Hiệp hội chè Phú Thọ được sử dụng địa danh “Phú Thọ” để đăng ký nhãn hiệu tập thể; Sở Khoa học và Công nghệ thông qua Hiệp hội tổ chức khai thác tên nhãn hiệu này khi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Chè Phú Thọ. Các tổ hợp tác, các doanh nghiệp phải áp dụng nghiêm ngặt quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Phú Thọ, bao gồm: chế biến chè từ nguyên liệu tại Phú Thọ; cơ sở sản xuất, chế biến đóng trên địa bàn tỉnh; sản lượng sản phẩm chè ổn định hàng năm đạt từ một tấn thành phẩm chè búp khô trở lên; thành phẩm chè xây dựng có chất lượng ổn định. Và tên nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ là “Chè Phú Thọ”.

Hai là, kiểu dáng bao bì.

Sau khi được thành lập, Hiệp hội chè Phú Thọ sẽ tiến hành đăng ký nhãn hàng hoá, kiểu dáng bao bì cho một số sản phẩm chè Phú Thọ. Sau đây là một số mẫu giả định:

Tất cả các chè hàng hoá, bao bì đều ghi rõ xuất xứ hàng hoá, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, ngày sản xuất, định lượng hàng hoá, các thông số kỹ thuật và một số thông tin liên quan… giúp người tiêu dùng hiểu và lựa chọn mua chè Phú Thọ.

Ba là, thành lập Hiệp hội chè Phú Thọ.

Trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần nhanh chóng hoàn thiện đề án thành lập Hiệp hội chè Phú Thọ trình UBND tỉnh phê duyệt và ra quyết định. Ban đầu Hiệp hội ước có khoảng trên 50 hội viên gồm những doanh nghiệp sản xuất chế biến trong tỉnh, các hợp tác xã, các tổ hợp tác, người có kinh nghiệm và gắn bó với nghề trồng chè tham gia.

Tỉnh cần hỗ trợ xây dựng Hiệp hội chè và các Hiệp hội kiến thức, kinh nghiệm quản trị nội bộ, kỹ năng thu thập thông tin, kiến thức thị trường, xây dựng các tổ chức này thành hạt nhân, liên kết theo chuỗi ngành hàng, gắn kết người sản xuất – người chế biến – người kinh doanh nhằm đảm bảo vốn, thông tin, hàng hoá và chia sẻ rủi ro; nối mọi tác nhân thành khối thống nhất trên con đường xây dựng, phát triển thương hiệu chè Phú Thọ.

Bốn là, xây dựng Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

Quy chế cần được Ban chấp hành Hiệp hội thông qua và được UBND tỉnh đồng ý. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể cần xác định rõ:

- Hội viên là các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình, sản xuất chế biến kinh doanh chè, đáp ứng các tiêu chuẩn do Hiệp hội đề ra, đồng ý với các quy định của điều lệ Hiệp hội và quy chế này, được Ban chấp hành kết nạp vào Hiệp hội.

- Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đối với nhãn hiệu “Chè Phú Thọ” là tổ chức đứng tên trong đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể (Hiệp hội chè Phú Thọ) có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu tập thể, có nghĩa vụ duy trì, bảo vệ nhãn hiệu tập thể.

- Đồng sử dụng nhãn hiệu là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thành viên của Hiệp hội được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.

- Sản phẩm mang nhãn hiệu là các sản phẩm được gắn nhãn hiệu “Chè Phú Thọ” bao gồm: Chè xanh, chè đen và các sản phẩm chế biến từ chè Phú Thọ.

- Hình thức sử dụng nhãn hiệu, có thể gắn trực tiếp lên sản phẩm, lên bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; trong lưu thông, xuất khẩu hàng hoá mang nhãn hiệu, chào bán, quảng cáo,… nhằm để bán, tàng trữ, vận chuyển hàng hoá mang nhãn hiệu “chè Phú Thọ”.

- Sản phẩm mang nhãn hiệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm theo các quy định của pháp luật.

Ngoài ra quy chế cũng quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của hội viên, những điều cấm trong sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Năm là, quy định tiêu chuẩn chất lượng chè Phú Thọ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ.doc (Trang 67 - 77)