Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục hướng nghiệp ờ các trường thcs-thpt huyện vũng liêm (Trang 25 - 26)

Tuy nhiên, điều căn bản nhất để cho mọi hoạt động giáo dục thành công là nhân cách nhà giáo dục, của người thầy. Giáo dục không có gì khác hơn là con người tác động đến con người, nhân cách ảnh hưởng đến nhân cách. Người thầy xứng đáng phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. “ không có một nền giáo dục nào cao hơn trình độ giáo viên của nền giáo dục ấy”.

Để có đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, người quản lý phải nhận thức rõ việc đổi mới đào tạo và bồi dưỡng là việc cần thực hiện trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, do đó việc đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ là hai giai đoạn kế tiếp nhau. Giai đoạn đào tạo được thực hiện

ở các trường đại học, cao đẳng từ 3 đến 4 năm, còn giai đoạn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng diễn ra suốt cuộc đời làm giáo dục của một người giáo viên. Bồi dưỡng vừa để duy trì những gì đã có được trong giai đoạn học tập ở trường đại học, vừa bổ sung những gì còn thiếu trong quá trình đào tạo, hơn thế nữa, bồi dưỡng còn giúp giáo viên cập nhật những kiến thức mới, loại bỏ những cái đã lỗi thời, lạc hậu cần đào thải.

Có một thực tế rất khó khăn với đội ngũ giáo viên phụ trách GDHN là không giáo viên nào phụ trách môn học này được đào tạo để làm công tác GDHN, ở các trường sư phạm trong cả nước cũng chưa hề có khoa đào tạo giáo viên GDHN. Tất cả giáo viên GDHN đều là dạy chéo môn. Để phụ trách môn này, họ chỉ được bồi dưỡng qua các lớp tập huấn thay sách do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngắn ngày. Chính vì thế, công tác bồi dưỡng đối với giáo viên GDHN cần phải coi trọng tính chất đào tạo và càng trở nên hết sức cần thiết. Cần phải xác định vấn đề bồi dưỡng giáo viên cho hoạt động này là vấn đề trung tâm, có tính chiến lược, phải có chương trình hành động cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ. Cùng với sự phân cấp quản lý theo tổ chuyên môn, nhà trường phải chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho giáo viên, thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với phương châm: lấy hiệu quả, chất lượng công việc và uy tín với đồng nghiệp, học sinh làm tiêu chí hành động và thước đo giá trị công tác, học tập, phấn đấu của thầy và trò. Mở rộng dân chủ, đối thoại, chất vấn về chất lượng đào tạo, hiệu quả công việc của từng thành viên qua các cuộc họp tháng, sơ kết, tổng kết các phong trào và cuối năm học.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục hướng nghiệp ờ các trường thcs-thpt huyện vũng liêm (Trang 25 - 26)