III. GIẢI PHÁP
2. Đối với NHTM
Tăng cường năng lực tài chính:
Nâng cao năng lực về tài chính và khả năng quản trị của hệ thống Ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế là giải pháp cơ bản để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững.
Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam nhìn chung là ké m, tất cả các chỉ số đều còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Thời gian vừa qua với nghị định 141/2006 quy định các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đến ngày 31/12/2010. Tuy nhiên các ngân hàng chưa thể thực hiện đồng bộ vì vậy NHNN phải hoãn thời gian tăng vốn điều lệ cho đến ngày 31/12/2011 (theo NĐ 10/2011). Do đó, để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp như: Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điể m nợ xấu tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống rủi ro đặc biệt là rủi ro thanh khoản.
Đối với các NHTMNN, cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá nhằm thu hút thêm vốn, đổi mới hình thức sở hữu, phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động, làm nền tảng để duy trì sự ổn định và phát triển của cả hệ thống, cần áp dụng các biện pháp thực tế như phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết hoặc bán tài s ản và thuê lại để bổ sung vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn đọng.
Đối với các NHTMCP, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ s ung cổ phiếu; đối với những NHTM hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục được những yếu kém về tài chính thì có thể thu hồi giấy phép hoạt động.
Tìm kiế m các nhà đầu tư chiến lược là các định chế tài chính nước ngoài đầu tư vào các Ngân hàng trong nước, qua đó để tăng cường tiềm lực về tài chính và nâng cao trình độ quản lý của từng Ngân hàng.
35
Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi NHNN thực thi chính s ách tiền tệ thắt chặt bằng cách ban hành liên tiếp hàng loạt các giải pháp mạnh như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, áp trần lãi suất huy động…thì khả năng thanh khoản của các NHTM gặp khó khăn. Bởi trước đó, có thời điểm tình trạng dư thừa vốn khả dụng đã xảy ra ở một số ngân hàng. Các ngân hàng này đã giảm lãi suất huy động tiền gửi. Nhưng khi điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi, các ngân hàng này trở nên lúng túng. Điều này chứng tỏ việc tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác dự báo kinh tế ở các ngân hàng là cần thiết.
Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ:
Thực chất đây là việc áp dụng chiến lược cân đối giữa TSC và TSN hay quản trị thanh khoản phối hợp. Bất kỳ sự mất cân đối nào giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đều có thể dẫn đến những rủi ro thanh khoản. Thưc tế, các NHTM Việt Nam dường như dựa nhiều vào việc vay mượn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trong thời gian qua, một số NHTMCP có tỷ lệ đi vay trên thị trường liên ngân hàng rất lớn, chiếm tới 50% hoặc cao hơn mức dư nợ cho vay. Do thị trường tiền tệ biến động phức tạp bởi chịu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt, nên các ngân hàng này có nhiều thời điểm phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 20%/năm, thậm chí tới 30% và cá biệt đến 40%/năm. Như vậy, việc vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng trong thời gian qua với lãi suất cao như thế là không có lợi, gây mất an toàn cho cả hệ thống và chính bản thân ngân hàng. Một vấn đề khác các NHTM cần quan tâm là duy trì tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho trung và dài hạn ở mức hợp lý và theo luật định (theo Thông tư 15/2009/TT-NHNN).
Nâng cao năng lực hệ thống giám sát nội bộ:
Các NHTM nên thiết lập cho riêng mình một hệ thống giám sát nội bộ và không ngừng nâng cao vai trò cũng như năng lực của bộ phận này. Bởi hơn ai hết, chỉ có nội bộ mỗi một ngân hàng, một tổ chức tài chính mới nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình nhất, hiểu rõ những khó khăn, những rủi ro mà mình gặp phải trong quá trình hoạt động.
36
những rủi ro hệ thống và những tổn hại tài chính có thể xảy ra trong thị trường. Nhưng nếu chỉ tuân thủ những chỉ tiêu đó cũng không hẳn là hoàn toàn an toàn, bởi trong các thực thể doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng luôn tồn tại các rủi ro phi hệ thống bên cạnh những rủi ro thị trường.
Nâng cao sản phẩm, dịch vụ:
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại.
Công nghệ ngân hàng nước ta dù được chú trọng trong thời gian qua nhưng vẫn bị đánh giá là yếu kém. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động giao dịch trực tuyến (Online), tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng.
Cùng với việc hiện đại hoá công nghệ, các NHTM cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, các NHTM cần cải tiến và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thủ tục vay vốn nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng. Xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược khách hàng và tăng cường phát triển mạng lưới.Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng.
Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng. Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng
37
một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng. Đồng thời, những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh tín dụng cần tạo được quy trình cung cấp linh hoạt sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn theo thoả thuận giữa hai bên.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành, cần cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới. Đồng thời, xây dựng chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp.
38
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị ngân hàng, Khoa Ngân hàng Trường đại học kinh tế TPHCM. 2. GS.TS. Dư ơng Thị Bình Minh, TS.Sử Đình Thành, Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ – NXB Thống kê.
3. Nguyễn Văn Nguyên, Khủng hoảng thanh khoản và những giải pháp ngắn hạn. 4. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số: 47/2010/QH12).
5. Một số website tham khảo:
- www.vneconomy.vn
- www. sbv.gov.vn
- www.thesaigontimes.vn