III. GIẢI PHÁP
1. Đối với Chính Phủ và NHNN
Nâng cao tính độc lập của NHNN:
Vấn đề mà NHNN hiện nay gặp phải chính là sự mâu thuẫn giữa tính phụ thuộc và khả năng linh hoạt trong việc điều chỉnh thị trường. Cũng chính từ sự mâu thuẫn đó đã dẫn đến những thất thường trong phong cách điều hành và là nguyên nhân chính làm suy
32
giảm lòng tin của các NHTM và cộng đồng đối với một NHTW.
NHNN nên nâng mức độ độc lập của mình lên mức “Độc lập trong việc sử dụng các công cụ điều hành” nhưng vẫn phục vụ cho các mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra, điều này có thể sẽ dung hòa các mối quan hệ. Về lâu dài thì hệ thống tài chính – tiền tệ vẫn hướng theo con đường phát triển chung của nền kinh tế, nhưng trong từng giai đoạn ngắn hạn thì NHNN vẫn có thể có những quyết định tức thời và mạnh dạn để bảo đảm thị trường tài chính có thể quay về điểm cân bằng nhanh chóng, ít thiệt hại trước những biến cố xảy ra. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên có những động thái truyền tải tín hiệu đến các NHTM về những quyết định của mình trong tương lai, điều đó s ẽ thể hiện sự nhất quán giữa lời nói và hành động, các NHTM sẽ yên tâm hơn khi đưa ra chiến lược phát triển cho riêng mình.
Điều quan trọng nhất trước khi đưa ra câu trả lời có nên để NHNN độc lập trong việc quản lý thị trường tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ hay không, đó chính là năng lực và sự am hiểu của NHNN về hệthống tài chính Việt Na m cũng như trên thế giới đến đâu? Điểm cuối cùng cũng dừng lại ở vấn đề nhân lực, bộ máy “đầu tàu” luôn phải học hỏi và rút kinh nghiệm trước những thành công và thất bại của mình cũng như của các nước trên thếgiới. Có thể thị trường tài chính của chúng ta còn non trẻ, còn nhiều bỡ ngỡ trước mỗi một tình huống căng thẳng phát s inh, nhưng cũng chính vì lý do đó mà chúng ta cần phải nhìn ra thế giới và học hỏi nhiều hơn, những nền kinh tế lớn mạnh, những hệ thống có hàng trăm năm tuổi, những gì họ trải qua và vấp ngã hẳn phải nhiều hơn mình là chắc chắn, những kinh nghiệm họ để lại sẽ vô cùng quý giá nếu chúng ta biết chắt lọc và soi rọi vào chúng
Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt:
Nhìn chung trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi NHNN đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối cho đất nước, giữ mức lạm phát trong vòng kiểm soát theo hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ, giữa chính s ách tài khóa trong vòng kiểm soát của Bộ tài chính đôi lúc còn trái chiều, chưa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của NHNN đôi khi còn quá tham vọng,
33
đặt ra quá nhiều mục tiêu, là m g iảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế, tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường. Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa của chính sách này, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao hơn và bền vững hơn là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Chúng ta có thể thấy, cuối năm 2007 đầu năm 2008, các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ. Và dường như để thể hiện quyết tâm chống lạm phát đến cùng của mình, NHNN đã thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh, trong đó việc phát hành trái phiếu và tín phiếu bắt buộc với tổng trị giá lên đến 20.300 tỷ đồng được xe m là là một biện pháp khá mạnh. Kết quả, thị trường tiền tệ bị xáo trộn, các NHTM chạy đua lãi suất với nhau nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm…Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh như thế trong một khoảng thời gian dài lại có thể đẩy NHTM rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản.
Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động của các NHTM:
Công tác giám sát hiện nay vẫn được NHNN tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các NHTM. Để thực hiện việc này, cần nâng cao vai trò chức năng của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng. Ngoài ra, cơ quan này còn giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với hoạt động của các TCTD trong nước và có yếu tố nước ngoài.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC:
Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/02/1999 của Thống đốc NHNN, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích và dự báo thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước, thực
34
hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng. CIC là tổ chức duy nhất của Việt Nam thực hiện chức năng cơ quan đăng ký thông tin tín dụng công, hoạt động vì mục tiêu an toàn hệ thống ngân hàng và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp. Muốn tạo dựng được một hệ thống kinh tế tài chính minh bạch, NHNN cần chủ trương nâng cao vai trò của CIC.