GVHD.THS.Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thực hiện kinh doanh mục tiêu vẫn luôn là bán được nhiều hàng, một cửa hàng bán lẻ không có nghĩa là lúc nào cũng bán lẻ, tại cửa hàng Thực phẩm của Công ty Thực phẩm Hà Nội cũng vậy. Là đơn vị bán lẻ song không ít các nghiệp vụ phát sinh do khách hàng yêu cầu mua với số lượng lớn, rõ ràng là việc bán hàng với khối lượng lớn cửa hàng không thể dập khuôn tính theo giá bán lẻ, mà phải thực hiện bán với giá bán thấp hơn so với tổng giá bán lẻ đối với những nghiệp vụ này. Tuy nhiên về bản chất thì đây lại không phải là một khoản chiết khấu thương mại. Điều này rất dễ gây ra nhầm lẫn trong việc xác định doanh thu và lãi trong việc bán hàng khi mà mọi sổ sách kế toán chỉ dừng lại ở việc phản ánh tổng doanh thu của các mặt hàng. Vì vậy mà kế toán cần chú ý theo dõi các nghiệp vụ bán hàng này nhằm đánh giá tốt nhất các khoản doanh thu từ các phương thức tiêu thụ là bao nhiêu giúp cho ban lãnh đạo của Công ty biết được đây có phải là điểm mạnh trong tiêu thụ hay không, để từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Việc ra quyết định quản lý phụ thuộc rất lớn vào tính chính xác, kịp thời của thông tin tài chính kế toán. Vì thế đối với mọi dữ liệu nói chung và đối với hệ thống tài khoản nói riêng, việc chi tiết một cách hợp lý sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của quyết định quản lý. Quản lý chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì thông tin thu được càng có hiệu quả cho chiến lược kinh doanh bấy nhiêu. Vậy theo em nghĩ đối với tài khoản 157 "Hàng gửi bán" công ty nên mở chi tiết theo từng đại lý mà cửa hàng có.
- TK 1571 - Hàng bán tại cửa hàng Bạch Mai - TK 1572 - Hàng bán tại cửa hàng Hàn Thuyên - TK 1573 - Hàng bán tại cửa hàng Trần Nhật Duật
Để qua các tài khoản chi tiết này các nhà quản lý có thể biết được tình hình tiêu thụ tại từng thị trường, từng mặt hàng để từ đó có thể cung cấp những mặt hàng tiêu thụ mạnh tại từng thị trường.
Các tài khoản mà công ty sử dụng tại các cửa hàng đều là các tài khoản cấp 4, việc chi tiết các tài khoản này như vậy sẽ gây ra việc rắc rồi khi đọc các thông tin kế toán, nó thiếu tính tổng hợp của các thông tin. Ví dụ đối với các khoản chi phí trả
GVHD.THS.Phạm Thị Minh Hồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
trước dài hạn (TK 242), kế toán phân thành 2421 và 2422, hay tài khỏan lợi nhuận sau phân phối kế toán chia thành hai tiểu khoản nhỏ là TK 421A và TK 421B điều này sẽ gây khó khăn cho người đọc thông tin kế toán khi không phải là bộ phận kế toán của công ty, mà hiệu quả quản lý kinh tế không cao. Do vậy bộ phận kế toán nên xem xét đặc điểm đặc trưng kinh doanh của cửa hàng mình mà có những phân tách tài khoản hợp lý, đạt hiệu quả quản lý cao.