Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 61 - 62)

3.2.1.1. Đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền

Hiện nay Chi nhánh chỉ huy động các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng. 12 tháng…thế nhưng khoảng thời gian nhàn rỗi của đồng tiền không khớp với những kỳ hạn huy động của Chi nhánh sẽ không khuyến khích khách hàng gửi tiền.

Ví dụ: khách hàng có tiền nhàn rỗi trong 5 tháng nhưng Ngân hàng chỉ có

TGTK kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, nếu gửi tiền khách hàng sẽ không nhận được số tiền lãi trong 2 tháng của số tiền đó đồng thời Ngân hàng không tận dụng được tối đa số tiền nhàn rỗi này.

Do đó Chi nhánh cần nghiên cứu thêm về kỳ hạn 5 tháng, 10 tháng,…cho tiền gửi tiết kiệm.

Bên cạnh đó vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn đang là một trong những thách thức to lớn đối với các nhà kinh doanh vì vậy Ngân hàng cần có các hình thức huy động vốn dài hạn từ 5 đến 15 năm.

3.2.1.2. Triển khai các hình thức tiết kiệm mới

3.2.1.2.1. Tiết kiệm gửi góp

Đây là hình thức huy động thông qua nguồn vốn mà người có thu nhập ổn định mong muốn đủ tiền để mua sắm các vật dụng cần thiết trong tương lai nhưng trước mắt họ không đủ tiền. Tiết kiệm gửi góp phù hợp cho những đối tượng khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định, tích lũy từ nguồn tiền lương hàng tháng.

Có hai phương thức cho hình thức tiết kiệm này:

+) Mua sắm ngay: Ngân hàng cung ứng đủ tiền cho nhu cầu mua sắm ngay khi người gửi đã ký một số tiền nhất định vào Ngân hàng và cam kết từng định kỳ tiếp theo lần gửi ban đầu ký gửi thêm một khoản tiền nhất định theo một số kỳ hạn đã được thông báo trước.

+) Mua sắm thời hạn: Ngân hàng cung ứng đủ tiền cho nhu cầu mua sắm khi người gửi đã ký một số tiền nhất định ban đầu và trong những định kỳ tiếp theo lần gửi ban đầu với một số kỳ hạn nhất định.

3.2.1.2.2. Tiết kiệm dưỡng lão

Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một dịch vụ quản lý tiền tích lũy cá nhân để đảm bảo nguồn sinh sống khi về già hoặc mất khả năng lao động. Có thể coi nó

Ưu điểm của hình thức này là:

+) Người gửi được toàn quyền quyết định về số tiền gửi, thời điểm gửi mỗi lần tùy thuộc vào khả năng tích lũy thực có còn Ngân hàng sẽ khai thác được lợi thế về mặt tài chính từ một sản phẩm bảo hiểm truyền thống.

+) Phần vốn gốc tích lũy không bị mất đi nếu người thụ hưởng chết trước thời hạn mà họ sẽ được thừa kế toàn bộ theo pháp luật.

3.2.1.2.3. Tiết kiệm học đường

Đây là hình thức gửi tiền tiết kiệm trung dài hạn, thể hiện sự quan tâm của các bậc ông bà, cha mẹ đối với tương lai của con cháu mình thông qua chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng dành cho sự nghiệp “trồng người”. Mục đích chính là nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm cho học sinh trên cơ sở kết dư tiết kiệm đáp ứng một phần chi tiêu cho nhu cầu học tập và làm tiền đề khi vào đại học. Tuy nhiên khi thực hiện Ngân hàng cần chú ý tới thời gian và lãi suất vì nó còn phụ thuộc vào từng lứa tuổi học sinh.

3.2.1.2.4. Tiết kiệm xây dựng nhà ở

Khi thực hiện hình thức này phải chú ý điều chỉnh về mặt thời gian và mức cho vay. Khi khách hàng gửi tiền liên tục từ 5 năm trở lên thì được vay để đầu tư xây dựng hoặc mua nhà ở (nếu số tiền đó và lãi tích lũy đến thời điểm đó cộng với các nguồn tự có khác đạt 50% giá trị của ngôi nhà). Sau khi thẩm định chặt chẽ Ngân hàng sẽ cho vay với lãi suất được tính toán trên cơ sở lãi suất tiền gửi cộng với phí quản lý.

Mỗi loại hình đều có hình thức khuyến khích hấp dẫn riêng: Lãi suất có thể cao hơn bình thường một chút, ưu tiên xử lý rút vốn trước thời hạn do nhu cầu thực tế, cho vay thêm vốn với lãi suất ưu đãi. Đặc biệt chú trọng thực hiện, phát triển và mở rộng các hình thức huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá đồng thời đẩy mạnh hoạt động sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này theo các dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội chi nhánh Hà Nội.DOC (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w