Phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại công ty cp xây lắp 3 hải dương (Trang 31 - 36)

I Chi phí trực tiếp

3.Phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty

thành của Công ty

Để quản lý có hiệu quả các Doanh nghiệp phải biết giá thành thực tế của sản phẩm tăng hay giảm so với kế hoạch và tăng là bao nhiêu và do những yếu tố nào.

Việc phân tích giá thành theo yếu tố chi phí cho ta thấy tình hình biến động của từng yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến việc tăng giảm giá thành sản phẩm.

BẢNG 2.3: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ

(Công trình: Nhà D2 – Ký túc xá sinh viên – Trường ĐH Công nghiệp Sao Đỏ)

Yếu tố chi phí ĐVT Kế hoạch Thực hiện So sánh

Tuyệt đối Tương đối

1. Chi phí vật liệu Đồng 938.675.115 966.835.395 28.160.280 103,00%

2. Chi phí nhân công Đồng 194.667.755 196.614.433 1.946.678 101,00%

3. Chi phí máy thi công Đồng 8.481.662 8.645.600 163.938 101,93%

4. Chi phí chung Đồng 112.907.298 107.261.933 -5.645.365 95,00% Tổng cộng: 1.254.731.83 0 1.279.357.36 1 24.625.53 1 101,96%

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy Công ty đã chưa hoàn thành được kế hoạch giá thành sản phẩm, so với kế hoạch tỷ lệ tăng là 1,96% tương ứng với số tiền 24.625.531 đồng.

Mức tiết kiệm chủ yếu là ở yếu tố chi phí chung. Ngoài ra các yếu tố khác như chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công đều vượt chi so với kế hoạch. Như vậy Công ty chưa hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch giá thành.

3.1. Phân tích yếu tố chi phí vật liệu:

Trong tổng số chi phí sản xuất của Công ty, vật liệu chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành sản phẩm. Phân tích tình hình sử dụng vật liệu giúp cho Công ty thấy rõ ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong xây dựng. Phân tích chi phí vật liệu được tiến hành theo trình tự sau:

- Đánh giá chung về chi phí vật liệu. - Phân tích mức tiêu hao vật liệu. - Phân tích đơn giá vật liệu.

BẢNG 2.4: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

(Công trình: Nhà D2 – Ký túc xá sinh viên – Trường ĐH Công nghiệp Sao Đỏ)

Tên vật tư ĐVT Mức hao phí Đơn giá Tổng chi phí Chênh lệch KH TH KH TH KH TH 1.Xi măng Kg 113.35 1 114.500 720 660 81.612.720 75.570.000 -6.042.720 2. Cát vàng M3 106 110 65.000 35.000 6.890.000 3.850.000 -3.040.000 3. Cát mịn M3 211 215 17.000 17.000 3.587.000 3.655.000 68.000 4. Đá dăm 1x2 M3 130 135 75.000 80.000 9.750.000 10.800.000 1.050.000 5. Gạch chỉ Viên 226.000 228.000 220 250 49.720.00 0 57.000.00 0 7.280.000 6. Vôi cục Kg 1.490 1.500 220 220 327.800 330.00 0 2.200 7. Gỗ ván M3 16 16 1.200.000 1.300.000 19.200.000 20.800.000 1.600.000 8. Cây chống (tre) Cây 475 480 18.000 19.000 8.550.000 9.120.000 570.000 9. Xi măng trắng Kg 1.330 1.350 2.000 2.000 2.660.000 2.700.000 40.000 10. Đá trắng nhỏ Kg 960 960 500 500 480.00 0 480.000 0 11. Bột đá Kg 555 550 300 300 166.500 165.000 -1.500 12. Bột màu Kg 90 92 15.000 15.000 1.350.00 0 1.380.00 0 30.000 13. Thép D<=10mm Kg 8.225 8.250 4.500 5.500 37.012.500 45.375.000 8.362.500 14. Thép D<=18mm Kg 5.735 5.750 4.400 5.500 25.234.000 31.625.000 6.391.000 15. Thép D>18mm Kg 5.920 5.960 4.500 5.600 26.640.00 0 33.376.00 0 6.736.000 16. Thép hình Kg 5.750 5.800 4.800 5.500 27.600.00 0 31.900.000 4.300.000 17. Dây thép Kg 340 350 7.000 7.000 2.380.000 2.450.000 70.000 18. Que hàn Kg 130 135 7.000 7.000 910.000 945.00 0 35.000 19. Ô xy Chai 5 8 20.000 20.000 100.000 160.000 60.000 20. Đất đèn Kg 32 37 10.000 10.000 320.000 370.00 0 50.000 21. Gỗ xẻ M3 0,5 0,7 1.200.000 1.300.000 600.000 910.000 310.000 22. Gỗ đà nẹp chống M3 12,5 12 1.200.000 1.300.000 15.000.000 15.600.000 600.000 23. Gạch men sứ 20x30 Viên 11.830 11.900 800 800 9.464.000 9.520.000 56.000 24. Gạch Ceramic 30x30 Viên 11.450 11.500 6.000 5.200 68.700.00 0 59.800.00 0 -8.900.000 25. Gạch vỡ M3 12 18 36.000 40.000 432.000 720.000 288.000 26. Cát nền M3 6 10 14.000 17.000 84.000 170.000 86.000 27. Đinh các loại Kg 200 205 7.000 7.000 1.400.00 0 1.435.00 0 35.000 28. Đinh đỉa Cái 26 30 1.200 1.200 31.200 36.00 4.800

29. Dây buộc Kg 140 145 10.000 10.000 1.400.000 1.450.000 50.000 0 1.450.000 50.000 30. Sơn Kg 38 45 15.000 15.000 570.000 675.000 105.000 31. Phèn chua Kg 30 35 5.000 5.000 150.000 175.000 25.000 32. Tôn BHP màu xanh M 2 580 580 50.000 52.000 29.000.000 30.160.000 1.160.000 Tổng cộng: 28.160.280

(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)

Đánh giá chung: Qua bảng ta thấy Công ty chưa thực hiện tốt việc tiết kiệm vật liệu, cụ thể chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm thực tế tăng so với kế hoạch là: 28.160.280 đồng.

3.2. Phân tích yếu tố chi phí tiền lương:

Tiền lương công nhân sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng trong giá thành sản phẩm. Nó là một bộ phận chủ yếu phản ảnh hao phí lao động sống trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Phân tích yếu tố tiền lương của công nhân sản xuất được tiến hành cho toàn bộ sản lượng thực tế hoàn thành của công trình.

Để xác định ảnh hưởng của yếu tố chi phí tiền lương cần vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn, sử dụng các số liệu thực tế báo cáo về giá thành. Sau khi xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cần nhận xét đánh giá cho từng khối lượng sản xuất sản phẩm.

Đối với Công ty CP xây lắp III Hải Dương trả lương cho công nhân theo hình thức giao khoán quỹ lương, đơn giá tiền lương chi tiết cho từng công việc cụ thể. Các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định của Bộ Tài chính.

Để đánh giá chung về tình hình sử dụng quỹ tiền lương. Ta có bảng số liệu sau:

BẢNG 2.5: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG

(Công trình: Nhà D2 – Ký túc xá sinh viên – Trường ĐH Công nghiệp Sao Đỏ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ĐVT Số kế hoạch Số thực tế So sánh Tương

đối Tuyệt đối

2. Tổng quỹ lương Đồng 194.667.755 196.614.433 1.946.678 101,00% 3. Số lượng lao động Người 40 40 0 100,00% 4. Tiền lương bình quân/ người Đồng 4.866.693 4.915.360 48.667 101,00% (Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)

Đánh giá chung: Qua bảng số liệu cho ta thấy tiền lương tăng so với kế hoạch là 1.946.678 đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 1%. Tổng giá trị sản lượng tăng so với kế hoạch là 76.451.600 đồng tương đương với mức tăng 5,25%. Như vậy so sánh mức tăng tổng quỹ lương và mức kế hoạch sản lượng ta thấy việc chi lương cho công nhân sản xuất là hợp lý.

* Nhận xét: Trong quá trình thi công công trình Công ty CP xây lắp III Hải Dương đã sử dụng số công nhân theo kế hoạch, trong khi đó giá trị tổng sản lượng tăng 76.451.600 đồng so với kế hoạch tương đương với tỷ lệ tăng 5,25%. Điều này chứng tỏ rằng năng suất lao động tăng, trong khi lao động không tăng, cho thấy Công ty đã bố trí và sử dụng lao động một cách hợp lý.

Mặt khác tiền lương bình quân một công nhân tăng là cho tổng quỹ lương tăng.

Kết luận: Qua phân tích ta thấy chi phí tiền lương trong quá trình thi công công trình tăng, nguyên nhân chính là do năng suất lao động bình quân tăng và tiền lương bình quân của một công nhân tăng.

3.3. Phân tích yếu tố chi phí máy thi công:

Trong xây dựng cơ bản chi phí máy móc thiết bị cũng chiếm tỷ trọng tương đối, đó cũng là một yếu tố rất quan trọng để cấu thành lên giá thành công trình. Trong quá trình thi công công trình chi phí máy móc thiết bị thi công chủ yếu là tiền máy móc thuê ngoài.

Đối với công trình này do tình hình máy móc thiết bị thi công của Công ty không đủ để phục thi công cho tất cả các công trình, chính vì thế mà Công ty đã phải uỷ quyền cho đội thuê máy móc thiết bị bên ngoài để phục vụ thi công công trình, vì vậy chi phí máy thi công của công trình tăng lên so với kế hoạch là: 8.645.600 - 8.481.662 = 163.938 đồng.

Kết luận: Qua phân tích chi phí sử dụng máy thi công của công trình ta có thể thấy rằng do Công ty phải đi thuê máy móc thiết bị thi công bên ngoài cho nên chi phí máy tăng lên. Chính vì vậy Công ty nên có hướng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thi công để phục vụ thi công cho các công trình nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

3.4. Phân tích yếu tố chi phí chung:

Chi phí chung của mỗi công trình chủ yếu là các khoản tiền lương cho cán bộ quản lý đội, tiền mua văn phòng phẩm phục vụ thi công, chi mua bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thi công và các khoản chi khác. Yếu tố chi phí chung cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong giá thành công trình.

BẢNG 2.8: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CHUNG

(Công trình: Nhà D2 – Ký túc xá sinh viên – Trường ĐH Công nghiệp Sao Đỏ)

Nội dung chi phí Kế hoạch Thực hiện So sánh

Tuyệt đối Tương đối

1. Lương gián tiếp 85.350.000 83.400.000 -1.950.000 97,72%

2. Văn phòng phẩm 4.675.200 4.675.200 0 100,00%

3. Bảo hộ lao động 6.785.000 6.785.000 0 100,00%

4. Chi khác 16.097.098 12.401.733 -3.695.365 77,04%

Cộng: 112.907.298 107.261.933 -5.645.365 95,00%

(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)

Nhận xét: Qua bảng phân tích chi phí chung ta thấy theo kế hoạch của công trình, chi phí chung là: 112.907.298 đồng, nhưng thực tế chi phí chung là: 107.261.933 đồng. Tức là chi phí chung của công trình đã giảm được 5.645.365 đồng so với kế hoạch. Các nội dung chi phí chung biến đổi như sau:

- Chi phí lương gián tiếp giảm 1.950.000 đồng. - Chi phí khác giảm 3.695.365 đồng.

- Chi phí văn phòng phẩm, chi phí mua bảo hộ lao động không thay đổi. Qua đó chứng tỏ trong quá trình thi công công trình Công ty đã giảm được những chi phí không cần thiết, góp phần không nhỏ không trong việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

* Kết luận: Qua các kết quả phân tích trên cho ta thấy trong năm 2010 Công ty CP xây lắp III Hải Dương vẫn chưa hoàn thành được kế hoạch hạ giá thành sản phẩm. Một số vật liệu còn chưa tiết kiệm, sử dụng lãng phí, bên cạnh đó giá của một số vật liệu tăng làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng lên dẫn đến giá thành của công trình tăng lên.

Tuy nhiên trong từng nội dung của từng yếu tố chi phí thì có phần ảnh hưởng tích cực đến việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc tăng chi phí thực tế so với kế hoạch đề ra còn do một nguyên nhân khách quan là bộ phận lập kế hoạch đã chưa nghiên cứu các khâu dẫn đến đã đưa ra những định mức kế hoạch không sát với thực tế làm cho chi phí thực tế chênh nhiều so với kế hoạch. Vì vậy Công ty CP xây lắp III Hải Dương cần phải nhanh chóng tìm ra những biện pháp quản lý hiệu quả tại tất cả các khâu để từng bước tiết kiệm chi phí để tiến tới hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và biện pháp hạ giá thành sản phẩm tại công ty cp xây lắp 3 hải dương (Trang 31 - 36)