Biện pháp hoàn thiện phương thức thanh toán đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.

Một phần của tài liệu Thanh toán quôc tế và tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 31 - 34)

khẩu của Công ty.

1. Kiểm tra kỹ lưỡng và xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của phíađối tác nước ngoài trước khi chính thức ký kết hợp đồng kinh tế. đối tác nước ngoài trước khi chính thức ký kết hợp đồng kinh tế.

Trong môi trường kinh doanh phức tạp như hiện nay, việc gặp phải những rủi ro trong thanh toán là điều không tránh khỏi. Trong một hợp đồng, việc thu tiền hàng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và phát sinh nhiều tổn thất do gặp rủi ro về đối tác từ đó ảnh hưởng

do bên đối tác mang lại công ty cần kiểm tra kỹ lưỡng tư cách pháp lý và năng lực tài chính của đối tác trước khi ký hợp đồng.

Công ty có thể kiểm tra tư cách pháp lý và năng lực tài chính của đối tác bằng cách.

- Yêu cầu khách hàng fax các chứng từ về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính có dấu đỏ của kiểm toán.

- Yêu cầu xuất trình bộ hồ sơ để chứng minh có đủ năng lực pháp lý.

- Kiểm tra các thông tin, uy tín và hoạt động tài chính của người nhập khẩu thông qua các bạn hàng, các cơ quan đại sứ và các trung tâm hỗ trợ thương mại…

Như vậy, để hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu quả cao, công ty cần phải điều tra rất thận trọng đối tác mình đang giao dịch là ai, không nên chỉ trông cậy vào ngân hàng làm thay điều đó cho mình. Để làm được điều đó, công ty phải có đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường giỏi. Để tìm kiếm được đối tác làm ăn tốt, hạn chế rủi ro trong thanh toán tiền hàng.

- Đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên chuyên làm hoạt động nghiên cứu thị trường, đối tác có trình độ và nghiệp vụ cao.

- Tạo mối quan hệ tốt với các bạn hàng, ngân hàng để thu thập thông tin về đối tác mới.

- Nắm bắt được những địa chỉ cung cấp thông tin tin cậy.

2. Vận dụng các phương thức thanh toán thích hợp nhất cho từng mặt hàng vàtừng loại hình xuất khẩu. từng loại hình xuất khẩu.

- Đối với sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, mặt hàng mới bán lần đầu trên thị trường quen thuộc thì nên áp dụng phương thức thanh toán tạo điều kiện ưu đãi cho người nhập khẩu để thu hút tạo sức hấp dẫn cho mua hàng nhiều như phương thức L/C trả chậm, phương thức nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A),phương thức chuyển tiền.

- Đối với mặt hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đặc biệt như tín dụng chứng từ tuần hoàn, tín dụng chứng từ đối ứng.

- Đối với những hàng hóa được kinh doanh qua trung gian, chuyển khẩu… nên áp dụng phương thức thanh toán phù hợp như tín dụng chứng từ giáp lưng, tín dụng

- Đối với những hàng hóa cần sự bảo quản đặc biệt nên áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên.

Tuy nhiên, để vận dụng đúng các phương thức thanh toán đối với từng mặt hàng, các bộ phận thanh toán cần:

- Phải nắm vững quy trình và nghiệp vụ của các phương thức thanh toán quốc tế, đặc điểm, ưu nhược điểm của mỗi phương thức thanh toán.

- Phải nắm rõ thông tin về mặt hàng xuất khẩu có đặc điểm tính chất nào.

3. Nâng cao trình độ, kiến thức của đội ngũ làm công tác thanh toán.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ bằng cách:

- Tổ chức các lớp nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn để đào tạo sâu hơn về chuyên môn thanh toán quốc tế, đặc biệt là về L/C.

- Cần đào tạo và tuyển dụng những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh) và am hiểu về tập quán buôn bán quốc tế.

- Cử người tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán quốc tế trong và ngoài nước để tiếp cận với những kiến thức hiện đại.

- Không ngừng đào tạo cán bộ trẻ, cử cán bộ đi học các lớp nâng cao trình độ do các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước, tổ chức thuê các chuyên gia giảng dạy… nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

- Có chính sách đãi ngộ đối với các các bộ có năng lực, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm giữ cán bộ giỏi, khuyến khích cán bộ trao đổi kiến thức hoàn thiện trách nhiệm của mình, trung thành với lợi ích của công ty.

4. Kiến nghị với ngân hàng.

- Cung cấp các thông tin về uy tín, khả năng thanh toán của các ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý với ngân hàng mình và một số thông tin về khả năng của họ, đặc biệt là thông tin về uy tín thanh toán của họ.

- Đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương thức thanh toán cũng như cách phòng tránh rủi ro thương mại có thể xảy ra.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với nội dung và yêu cầu của L/C để đảm bảo khả năng được thanh toán.

- Cố vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cân nhắc các điều khoản bất lợi yêu cầu trong L/C mà ngân hàng mở ở nước ngoài đưa ra, nhằm đảm bảo cho việc giao hàng được chắc chắn thanh toán.

- Ngân hàng cũng nên cố vấn cho các doanh nghiệp xử lý bộ chứng từ thanh toán có sai sót nghiêm trọng và các biện pháp giải quyết khi hàng hóa xuất khẩu đã giao nhưng bị từ chối nhận và từ chối thanh toán.

- Tư vấn cho doanh nghiệp khi ký hết hợp đồng và đưa vào L/C những điều khoản cụ thể, tránh những điều khoản chung chung, dễ gây hiểu nhầm hoặc bị đối tác lợi dụng để thực hiện sai.

Như vậy, trong hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp, ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toán đơn thuần mà còn có vai trò rất quan trọng. Rủi ro xảy ra với các hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi trực tiếp tới quyền lợi và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải luôn luôn sẵn sang hỗ trợ, cung cấp thông tin, giúp đỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty trong những năm qua không ngừng tăng theo chiều hướng tích cực. Tuy vậy, công ty cũng còn gặp phải một số khó khăn trong công tác thanh toán như nguồn vốn còn hạn chế, khách hàng lại ở xa, tiền tệ thường xuyên biến động,…điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thanh toán của công ty.

Qua thực tiễn ,có thể thấy rằng hoạt động thanh toán đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty là một bộ phận không thể thiếu, góp phần tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong thời gian tới, trước nhiều khó khăn và thử thách mới, Công ty đang cố gắng tăng trưởng hoạt động xuất khẩu của mình và hoàn thiện hơn nữa hoạt động thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Thanh toán quôc tế và tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w