Giải pháp ở tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư (Trang 40 - 43)

1. Về công tác quản lý

− Xây dựng vả cải thiện hệ thống thể chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thị trường nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư.

− Cải thiện hệ thống các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và các hoạt động liên quan đến đầu tư, chuyển vốn ra nước ngoài nhằm giúp cho các hoạt động trước khi triển khai dự án đầu tư diễn ra suông sẽ thông suốt, tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như giúp các nhà đầu tư trong nước dễ dàng tiếp cận với các dự án đầu tư hơn.

− Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài.

− Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá, mang tính chất đột phá để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

− Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong những năm tới. Cụ thể: thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử;

− Nghiên cứu trình Chính phủ việc phân cấp quản lý đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới.

− Có công tác đánh giá và rút kinh nghiệm nhằm rút ra bài học cho hoạt động quản lý đầu tư ra nước ngoài còn non trẻ của doanh nghiệp Việt Nam cũng như học hỏi từ cách thức quản lý của các nước tiên tiến khác.

− Đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, đại diện thương mại) cần có nhiều hoạt động, chủ động hơn trong công tác tham gia quản lý nhà nước và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài nhằm giúp các doanh nghiệp nhận được sự hậu thuẫn và giúp đỡ kịp thời nhất trên nước bạn.

2. Về cung cấp thông tin

a. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành sách bằng tiếng Việt để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về:

− Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại.

− Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại. − Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận.

− Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại.

b. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau:

− Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp bằng tiếng Việt (xuất bản sách hướng dẫn đầu tư sang Lào, Campuchia); Thường xuyên cập nhật các thay đổi về luật pháp chính sách để cung cấp cho doanh nghiệp.

− Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước;

3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước

3.1. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư

Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn, cụ thể:

• Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam-BIDV cho phép chủ đầu tư vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án và cho phép miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, được hưởng lãi xuất ưu đãi. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp.

• Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại.

• Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

3.2. Chính sách ưu đãi về thuế

Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào.

3.3. Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương

Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước.

3.4. Về đào tạo lao động

Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia.

Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam.

3.5. Về chiến lược hỗ trợ đầu tư dài hạn

Cần sớm xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài một cách đồng bộ cho tất cả các ngành để có những kế hoạch hỗ trợ dài hạn, mang lại lợi nhuận lâu dài cho đất nước hơn là hoạt động đầu tư mang tính

tự phát, không những chịu rủi ro cao mà còn gây mất uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam khi nhiều dự án triển khai nhưng bị bỏ giữa chừng vì nhiều lí do khác nhau.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w