Tình hình triển khai thực hiện các dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư (Trang 31 - 40)

II. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam:

3.1. Tình hình triển khai thực hiện các dự án

Hầu hết doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã triển khai thực hiện dự án. Nhiều doanh nghiệp đã và đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số công ty nhỏ của Việt Nam đầu tư sang Lào thể hiện cách kinh doanh còn khá manh mún, chủ yếu xin cấp phép các dự án, sau đó chậm triển khai, hoặc không triển khai mà sang tên cho các đối tác khác. Họ đã tạo ra một hình ảnh không mấy tốt đẹp về các nhà đầu tư Việt Nam ở Lào, làm nản lòng không ít các cơ quan quản lý đầu tư của nước bạn. Để tránh tình trạng chuyển nhượng dự án mà không triển khai đã từng xảy ra, phía Lào chủ trương: “Cần có công văn thể hiện sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tin cậy, tài trợ cho doanh nghiệp nào, thì Lào tin cậy, cấp phép cho doanh nghiệp đó”. Hy vọng rằng trong tương lai, doanh nghiệp Việt Nam sang Lào không chỉ thành đạt về kinh doanh, mà còn giúp nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam tại Lào.

Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi triển khai thực hiện thì không đạt được tiến độ hay lợi nhuận như kế hoạch, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự yếu kém trong khâu nghiên cứu, tìm hiểu kĩ về thị trường. Một ví dụ điển hình như: Dự án thủy điện Luongprabang tại Lào khi được tổng công ty Điện lực Dầu khí quyết định đầu tư với quy mô tới 1.400 MW, lớn gấp vài lần các dự án thủy điện của các doanh nghiệp Việt Nam khác đang và chuẩn bị được triển khai tại đây. Với vốn đầu tư dự kiến khoảng 2 tỷ USD ở thời điểm cách đây khoảng 2 năm, dự án này, theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay có thể phải cần tới gấp rưỡi số vốn dự tính ban đầu để triển khai. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, dự án cũng đang phải đối mặt với một số quyết định mới của nước chủ nhà, chẳng hạn như,cột nước chỉ được duyệt là 310 mét so với mức tính toán của chủ đầu tư là 312 mét. Đến lúc này, đề nghị được kéo dài thời gian thực hiện dự án lên 40 năm so với 30 năm trước đó hay nâng cột nước lên vẫn chưa nhận được câu trả lời cuối cùng của nước sở tại. Trong khi đó, theo các chuyên gia, nếu không được chấp nhận ít nhất 1 trong 2 điều kiện nói trên thì cơ hội để dự án có hiệu quả kinh tế là rất khó khăn. Không chỉ Luongprabang, một số dự án thủy điện khác mà các doanh nghiệp Việt Nam nhắm tới ở Lào như Sekaman 3, Sekaman 1… cũng gặp những khó khăn nhất định trong quá trình tính toán hiệu quả đầu tư. Nhất là khi các dự án cận kề ở những bậc thang thủy điện tiếp theo được đầu tư bởi những đối thủ có lợi thế về chế tạo thiết bị hay kinh nghiệm đến từ Trung Quốc.

Một số dự án đã triển khai nhưng quy mô vẫn không mở rộng được do thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như môi trường đầu tư bị giới hạn bởi nhiều chế tài và quy định. Đơn cử cho trường hợp này là dự án đầu tư bất động sản của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã triển khai sau khoảng 2 năm nhưng số vốn bỏ ra chỉ dừng lại ở con số 10 triệu USD trong lĩnh vực bất động sản.So với những dự án ở Việt Nam mà tập đoàn này đang triển khai, con số 10 triệu USD quả là khiêm tốn. Lý do của sự khiêm tốn này là thị trường bất động sản ở Thái Lan đã phát triển nhiều năm với các chế tài và quy định khá rõ ràng nên không có nhiều cơ hội thu lợi cho nhà đầu tư đến từ Việt Nam vốn đang quen với việc kiếm lời khi có sự chênh lệch một trời, một vực giữa giá đất được giao và giá đất khi đã thành khu đô thị.

Việc triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài thành công hay không chịu ảnh hưởng và tác động rất nhiểu của môi trường đầu tư cũng như trình độ của doanh nghiệp. Do đó, một số dự án dầu khí khi đầu tư ra nước ngoài sau khi triển khai gặp khó khăn về nhiều mặt. Một số dự án thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài có được do quan hệ tốt giữa Việt Nam với các quốc gia có mỏ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai như thu xếp vốn, tỷ giá hối đoái, kỹ thuật v.v… Chưa kể, thực tế tập đoàn Dầu khí cũng chưa làm chủ được nhiều về công nghệ và kỹ thuật thăm dò, khai thác dầu khí do bấy lâu nay doanh nghiệp này vẫn phải thuê các nhà thầu nước ngoài. Đơn cử như dự án lô SK - 305 tại Malaysia, dù đã có kết quả thẩm lượng tốt, đủ để phát triển tiếp theo, nhưng do đây chủ yếu là những mỏ nhỏ, phức tạp, xa nhau, trong khi thị trường khí ở Malaysia vẫn chưa tốt, nên việc đầu tư của tập đoàn Dầu khí tại đây chưa tiến triển nhiều. Một dự án khác là lô 433a và 416b tại Algeria cũng đã chậm 1 năm so với dự kiến, trong khi tổng mức đầu tư lại tăng nhiều so với báo cáo đầu tư ban đầu. Đó là chưa kể tới việc do đến chậm hơn các đối thủ cạnh tranh khác nên ở một số nước doanh nghiệp Việt Nam đã phải ra sâu hơn, xa bờ hơn, đồng nghĩa với việc hiệu quả không thể cao như mong muốn.

Như vậy nhìn chung tình hình triển khai các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Điều này cho thấy thực tế hoạt động đầu tư ra nước ngoài chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp cần suy xét và tìm hiểu kĩ về môi trường đầu tư của nước muốn hướng đến để hạn chế được những rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

2. Hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài

2.1. Thành công:

Cùng với tiếp nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài là hướng đi tất yếu và phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay nhằm tận dụng tài nguyên tại chỗ (nước tiếp nhận đầu tư), mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh… Từ năm 1987 cho đến nay, Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có thể nhận thấy xu hướng mới đang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam: Năm 2009, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD. Con số kỷ lục nêu trên cho thấy một xu hướng định vị hình ảnh doanh nghiệp nói riêng, Việt Nam nói chung trên bản đồ kinh tế thế giới đang được thúc đẩy mạnh mẽ và có hiệu quả.

Trong khoảng thời gian gần đây, đầu tư ra nước ngoài đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê Việt Nam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai thác dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.).

Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nhìn chung, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầu triển khai có hiệu quả, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những điểm đến lâu nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng hướng đến những thị trường khác phát triển hơn, thậm chí là địa bàn vốn "thuộc" các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Mỹ…. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài mang tính đa dạng :

• Đa dạng về thị trường (cả 5 châu lục) – các nước có nền công nghiệp phát triển lẫn nước đang phát triển.

• Đa dạng về ngành đầu tư: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

• Đa dạng về quy mô đầu tư: có nhiều dự án chỉ vài trăm ngàn USD, có những dự án vài trăm triệu USD (có dự án trên 1 tỷ USD – đã được cấp giấy phép tại Lào).

• Đa dạng về hình thức đầu tư: 100% vốn liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp đồng phân chia sản phẩm (dầu khí); chuyển nhượng quyền thương hiệu…

• Đa dạng về các thành phần kinh tế tham gia đầu tư ra nước ngoài: doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (Vietsovpetro); cá nhân…

• Đa dạng về loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư: Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp có quy mô vừa, doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Có một số dự án đầu tư thành công ở nước ngoài: dầu khí, bưu chính viễn thông chẳng những mang doanh thu ngoại tệ cho đất nước, mà còn nâng cao vị thế hình ảnh của VN trên trường quốc tế.

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp hình thành một đội ngũ doanh nhân có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng) trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện đầu tư ở nước ngoài.

Thể chế chính sách liên quan đến đầu tư ra nước ngoài ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài: mười năm (1999 – 2009) kể từ khi có Nghị định Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài, cơ chế đã 2 lần sửa đổi và hiện đang được xem xét sửa đổi.

Thực tế cho thấy, ngoài việc chỉ biết tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hướng đi mạnh dạn của nhiều doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài là rất phù hợp với nền kinh tế Việt Nam lúc này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Xu hướng trên, một lần nữa cũng cho thấy bản lĩnh của các doanh nghiệp Việt Nam muốn định vị lại tên tuổi của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Bên cạnh sự nhạy bén của doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam đi chinh phục các thị trường ngoại quốc. Chính phủ cũng định hướng doanh nghiệp không chỉ tiếp tục khai thác và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế Việt Nam trong đầu tư vào các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong khu vực Asean, Nga... mà còn từng bước mở rộng đầu tư sang các nước, thị trường mới như Mỹ La tinh, Đông Âu, châu Phi... Tóm lại, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã mở ra một “mặt trận” kinh tế thứ hai khai thác thị trường và lợi thế cạnh tranh của các nước khác để bổ sung, hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong nước và nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

2.2. Hạn chế:

2.2.1. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở tầm vĩ mô:

a. Thể chế chính sách chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với thực tế, tác động đến sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động đầu tư.

b. Quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn nhiều bất cập:

Quản lý khâu tiền đầu tư chưa hợp lý và phức tạp:

− Nếu như hoạt động thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam có 4 nơi có thể cấp giấy chứng nhận đầu tư (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, khu công nghệ cao) thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài dù dự án có quy mô nhỏ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nơi duy nhất cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Việc này khiến các doanh nghiệp miền Trung và phía Nam tốn kém thời gian và tiền bạc để có được giấy phép đầu tư.

− Ngoài ra, nhiều thủ tục bất hợp lý có liên quan đến cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, mở tài khoản, chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư: Ví dụ muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam, chủ đầu tư phải nộp giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Trong khi đó có những nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc…đòi hỏi phải có giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của VN thì mới cấp giấy phép đầu tư (Lưu ý: Khi cấp giấy chứng nhận đầu tư FDI vào VN, cơ quan có thẩm quyền không đòi hỏi chủ đầu tư nước ngoài phải xuất trình giấy chấp thuận hoặc giấy phép đầu tư ra nước ngoài của nước xuất khẩu vốn và nhiều nước cùng làm như vậy). Và thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài phức tạp, thời gian kéo dài gây khó khăn hoặc làm mất cơ hội của nhà đầu tư ra nước ngoài.

Quản lý khâu triển khai và kết thúc dự án đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo:

− Hiện chưa xác định rõ cơ quan nhà nước nào quản lý khâu triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài? Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay cơ quan quản lý ngành? Hay địa phương (cấp tỉnh, thành phố)? Cho nên các dự án đầu tư ra nước ngoài triển khai như thế nào? Còn hoạt động hay không? Không một cơ quan nào nắm rõ.

− Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.

− Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

− Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

c. Đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, đại diện thương mại) chưa tham gia quản lý nhà nước và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài. Cụ thể, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không nắm rõ số lượng dự án, ai đầu tư, khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, cho nên không có phương án hỗ trợ, trong khi đó các nhà đầu tư không gặp gỡ, báo cáo hoạt động đầu tư… Và đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào các tình trạng: hoặc “tự tung, tự tác” gây phiền phức cho môi trường đầu tư nước bạn, hoặc “bơ vơ lạc lõng” hụt hơi trong giải quyết các khó khăn trong triển khai dự án ở nước ngoài.

d. Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư ra nước ngoài, trừ ngành dầu khí có những kế hoạch dài hạn đầu tư ra nước ngoài, còn từ cấp Trung ương, địa phương, ngành…chưa xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài, cho nên Chính phủ chưa xây dựng những biện pháp hỗ trợ sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các doanh nghiệp.

e. Các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng:

Nếu như Chính phủ Trung Quốc có chỉ thị cho các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở nước ngoài phải có trách nhiệm nghiên cứu môi trường đầu tư bao gồm cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư; các cơ hội đầu tư…thông báo về trong nước và hệ thống thông tin về thị trường đầu tư được thiết lập từ Trung

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp việt nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w