Một số giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhựa bao bì tuấn anh (Trang 34 - 39)

IV. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

3.2.2 Một số giải pháp cụ thể:

Giải pháp thứ nhất:tiết kiệm chi phí điện năng

Trong những năm qua với sự nỗ lực và cố gắng, công ty đã mua sắm máy móc chuyên dùng hiện đại và một số máy móc thiết bị mới thay thế cho các máy móc cũ đã quá lạc hậu. Nhưng so với trình độ của các nước phát triển hay ngay cả với các doanh nghiệp cạnh tranh với công ty về hàng bao bì như Công ty Phú Thượng… thì máy móc của công ty cũng lạc hậu hơn. Dây chuyền sản xuất túi xốp của công ty máy thổi đóng vai trò quan trọng, máy thổi được đầu tư từ năm 2000 đến nay đã lạc hậu so với máy móc hiện đại (chưa kể thời gian sử dụng máy quá lâu và thời gian bảo dưỡng máy móc thiết bì còn nhiều hạn chế mà đặc thù máy móc của ngành nhựa sản xuất 24/24 bởi vậy tuổi thọ của máy tăng nhanh), dẫn đến tổn hao điện năng. Muốn giảm được chi phí điện năng thì công ty cần thay thế bộ phận chính của máy thổi đó là mô tơ chính của máy có thể tiết kiệm điện năng từ20%-30%, thiết bị cần cải tạo mô tơ chính của máy thổi.

- Mô tơ điều khiển bằng biến tần

+ Chi phí của một bộ mô tơ bằng biến tần là 30 triệu/1 bộ, công ty có 10 máy thì đầu tư hết 300 triệu/10 máy

- Kế hoạch khấu hao: Chi phí đầu tư thiết bị sẽ được tính vào khấu hao TSCĐ hàng năm của công ty, khấu hao được tính như sau:

+ Tổng vốn đầu tư: 300 triệu đồng (gồm chi phí bảo dưỡng) + Kế hoạch khấu hao: 5 năm

Khấu hao đều hàng năm = Tổng vốn đầu tư/ 5 năm =300.000.000/ 5năm = 60.000.000đ/1 năm

Mỗi năm công ty chi phí khấu hao TSCĐ 60 triệu đồng. - Hiệu quả của giải pháp:

Áp dụng giải pháp như trên công ty sẽ tiết kiệm được như sau: Chi phí điện năng từ 1.200đ/1kg giảm xuống 960đ tức là giảm 20% khi đầu tư thiết bị.

*Dự tính năm 2010 sản lương của công ty là: 2.000 tấn

- Chi phí điện năng của công ty:

1.200đ x 2.000tấn =2.400.000.000đ (Chưa thay thế thiết bị mới) - Chi phí điện năng của công ty:

960đ x 2.000tấn =1.920.000.000đ (khi thay thế thiết bị mới) Vậy chi phí điện năng của công ty, tiết kiệm được:

2.400.000.000đ – 1.920.000.000đ = 480.000.000đ Năm 2010 giảm so với năm 2009 là: 480.000.000đ tức 20% Nếu như đầu tư mỗi năm công ty sẽ tiết kiệm được: 480.000.000đ

Giải pháp thứ hai:Tiết kiệm chi phí NVL và nâng cao năng suất.

Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong giai đoạn hiện nay thì công ty vẫn phải đầu tư thêm thiết bị mới, hiện đại của các nước phát triển. Đặc biệt với nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm bao bì của công ty trong những năm tới trung bình là 2.000 tấn/ năm. Trong khi năng suất hiện tại năm 2009 của công ty chỉ đạt 1.665 tấn. Để đạt được năng suất như vậy công ty cần phẩi đầu tư thay thế Nòng trục đùn của máy thổi. Nòng trục đùn của máy thổi có chức năng

làm nhuyễn hạt nhựa để có thể thổi thành màng (bán thành phẩm). Có được năng suất và chất lượng của sản phẩm cao hay thấp đều phải phụ thuộc vào Nòng trục đùn của máy thổi vì vậy công ty nên đầu tư thay Nòng trục đùn mới để có thể tạo ra được nhiều sản phẩm và chất lượng cao để cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong nước. Thiết bị cần thay thế nòng trục đùn.

+ Chi phí đầu tư thiết bị mới 20.000.000đ/ 1 bộ, công ty có 10 máy thì đầu tư hết 200.000.000đ/10 máy.

+ Kế hoạch khấu hao: Chi phí đầu tư thiết bị sẽ được tính vào khấu hao hàng năm của công ty.

- Khấu hao được tính như sau:

Tổng vốn đầu tư: 200.000.000đ (gồm cả chi phí bảo dưỡng) Kế hoạch khấu hao: 5 năm

Khấu hao đều hàng năm = Tổng vốn đầu tư/ 5 năm =200.000.000/ 5 năm =40.000.000đ/ 1 năm - Hiệu quả mang lại cho công ty:

+ Nguyên vật liệu chính đầu vào và hạn chế sản phẩm hỏng do quá trình sản xuất giảm từ 0.95kg xuống 0.90kg, giá của chi phí nguyên vật liệu là18.000đ/1kg: 0.90kg x 18.000đ =16.200đ giảm so với năm 2004 là 900đ (tức 26,3%)

Vậy tiết kiệm được chi phí nguyên vật quá trình sản xuất cho công ty trong năm 2010 là: 900đ x 2.000 = 1.800.000.000đ

+ Khi thay thế nòng trục đùn công ty sẽ đạt được dự tính đưa ra là 2.000 tấn trong năm 2010. Vì thời gian sửa chữa và thời gian dừng máy quá nhiều dẫn đến không đạt được chỉ tiêu đưa ra.

Giải pháp thứ ba: Nâng cao trình độ tay nghề công nhân viên

- Lực lượng lao động về trình độ tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, trình độ lao động phổ thông chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số lao động của công ty. Dẫn đến chất lượng và mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Cùng với yêu cầu cần phải bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề để cho công

nhân có thể tiếp cận với trình độ khoa học - kỹ thuật ngày càng phát triển. Đáp ứng và làm chủ được các thiết bị máy móc hiện đại thì chất lượng và mẫu mã sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường.

- Để nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên cần phải:

+ Đào tạo trong công ty: Mở lớp đào tạo tại chỗ tức là đào tạo kỹ thuật trong từng tổ, do tổ trưởng đứng ra chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát mỗi quý một lần.

+ Đào tạo ngoài công ty: công ty có thể cứ các quản đốc, tổ trưởng, công nhân có tay nghề đi dự các hội tháo hoặc các khoá huấn luyện do các công ty và các trường đào tạo ngắn hạn khi có điều kiện.

+ Đối với các nhiên viên mới được tuyển dụng cần có các hình thức kèm cặp, bồi dưỡng kinh nghiệm tại chỗ.

- Để thực hiện giải pháp này, công ty cần phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ nhưng không thể không có vì nó liên quan đến sự phát triển của công ty trong tương lai. Trên đây là một số giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng.

Dựa trên cơ sở tính chi phí sản xuất và giá thành phát sinh của năm trước và một số giải pháp nêu trên để dự tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho các năm tiếp theo.

Bảng 8: Dự tính chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của HTX trong năm 2010

Sản lượng 2010: 2.000 tấn

ĐVT: Đồng Khoản mục Chi phí cho 1

đvsp

Thành tiền

1. Chi phí vật liệu chính 16.200 32.400.000.000

2. Chi phí vật liệu phụ 2.520 5.040.000.000

3. Chi phí nhân công 400 800.000.000

4. Chi phí vận chuyển 100 200.000.000

5. Chi phí điện năng 960 1.920.000.000

6. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.000 2.000.000.000

7. Chi phí sửa chữa máy móc, TB 200 200.000.000

8. Chi phí khác 827,5 1.655.000.000

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường và cơ chế hạch toán kinh doanh đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí phát sinh muôn hình muôn vẻ, chính vì vậy việc tìm một phương pháp quản lý chi phí hiệu quả để từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ được giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH nhựa bao bì Tuấn Anh, em đã phần nào nắm được công tác quản lý chi phí sản xuất và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của đơn vị động thời đưa ra một số giải pháp chủ yếu góp phần quản lý tốt chi phí quản lý sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tại công ty.

Do trình độ và thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều, mặc dù được sự giúp đỡ của cô giáo và các cô chú anh chị phòng ban của công ty song bài viết của em chưa thể phân tích mọi vấn đề một cách sâu sắc. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo để bài viết

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại công ty tnhh nhựa bao bì tuấn anh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w