IV. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
3.2.1 Mối quan hệ giữa việc quản lý tốt chi phí sảnxuất với việc hạ giá thành sản phẩm
LÝ CHI PHÍ VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty nhựa bao bì Tuấn Anh
Phương hướng phát triển trong những năm tới:
Trong những năm tới công ty tiếp tục phát huy, tận dụng mọi nguồn lực của mình để sản phẩm và uy tín ngày càng được nâng cao.
Với mục tiêu “chất lượng và giá cả” là yếu tố quyết định đến khả năng cạnh, công ty đã và đang nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường công tác Marketing, dịch vụ bán hàng… và đặc biệt chú trọng đến việc hạ giá thành sản phẩm. Với mục tiêu như vậy, hiện nay công ty đang nghiên cứu và sẽ đưa ra một loại sản phẩm mới đó là sản phẩm túi xốp tự tiêu nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và giảm ô nhiễm môi trường.
Trong năm 2010 công ty đưa ra mục tiêu như sau: - Tổng doanh thu: 50.000 triệu đồng
- Tổng chi phí: 44.215 triệu đồng - Tổng lợi nhuận: 5.785 triệu đồng - Nộp ngân sách: 1.500 triệu đồng
- Mức lương bình quân: 1,5 triệu/người/tháng.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm tại công ty thành sản phẩm tại công ty
3.2.1 Mối quan hệ giữa việc quản lý tốt chi phí sản xuất với việc hạ giá thành sản phẩm thành sản phẩm
- Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường có sự cạnh tranh, hàng hoá đa dạng, phong phú. Công ty buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm và phải tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành. Việc hạ giá thành sẽ tạo được lợi thế cho Công ty trong cạnh tranh, Công ty có thể giảm được giá bán để đẩy nhanh sản phẩm, thu hồi vốn nhanh. Hạ giá thành sản phẩm sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho công ty. Do giá cả được hình thành bởi quan hệ cung cầu trên thị trường,
công ty sẽ tăng được lợi nhuận trên 1sp càng cao. Hạ giá thành có thể tạo kiều kiện tăng thêm sản xuất, do công ty đã tiết kiệm được các khoản mục chi phí và chi phí quản lý với khối lượng sản xuất như cũ, nhu cầu vốn lưu động giảm bớt. Trong điều kiện đó, doanh nghiệp có thể rút bớt lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng thêm sảnxuất tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Quản lý chi phí khoa học hợp lý nhằm giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Những chi phí không cần thiết, tránh lãng phí có thể giảm:
+ Chi phí hành chính: Điện, điện nước, điện thoại, tiếp khách, văn phòng phẩm…
+ Chi phí quản lý: Bố trí lao động hợp lý, cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ.
+ Tiết kiệm hao hụt, tránh lãng phí nguyên vật liệu, giảm thiểu phế liệu, sai kích cỡ…
- Quản lý chi phí tốt là nhân tố quyết định đến việc hạ giá thành sản phẩm, bởi giá thành cao hay thấp phụ thuộc vào chi phí, chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao và ngược lại.