Về phía Nhà nước, cơ quan quản lý vĩ mô

Một phần của tài liệu 120 giải phát nhằm hạn chế sự biến động giá của các nguyên liệu đầu vào đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng thực phẩm ( lấy ví dụ minh họa về mặt hàng đường gluco tại CTCP thực phẩm minh dương) ” (Trang 26 - 28)

Trước tình hình lạm phát và biến động giá nói chung và giá đầu vào của doanh nghiệp nói riêng trong thời gian qua chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp để thực hiện bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát trên thị trường và giá các yếu tố năng lực sản xuất. Dự báo kinh tế thế giới trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường, nhu cầu cũng như giá cả NVL đầu vào ngày càng có xu hướng ký kết với nước ngoài để tăng nguồn vào cho các doanh nghiệp. Thêm vào đó là thiên tai cũng tác động không nhỏ tới ngành thực phẩm, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô và đời sống của nhân dân, Nhà nước có một số giải pháp:

* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Rà soát các chính sách điều hành tiền tệ để có biện pháp thích hợp kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và mức huy động tín dụng, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền lưu thông ở mức độ hợp lý, giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, lãi suất không để xảy ra những đột biến trên thị trường tiền tệ, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp khiểm soát lạm pháp theo đúng chỉ thị của chính phủ.

- Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%.

Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng.

- Bảo đảm lượng tiền trong lưu thông hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.

- Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắt thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường.

- Phối hợp với các bộ quản lý, các tổng công ty ngành hàng lớn, các tập đoàn về các giải pháp điều hành hợp lý đối với một số vật tư hàng hóa như giá điện, xăng dầu, giá than, giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, giá lao động... phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

* Bộ Công Thương:

- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thị trường và thực hiện các quy định về lưu thông hàng hóa để ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật các hiện tượng đầu cơ nâng giá, gian lận thương mại; chủ động chuẩn bị các phương án điều tiết thị trường trong trường hợp cần thiết đối với những mặt hàng thiết yếu nhằm duy trì bình ổn thị trường, giá cả; kịp thời xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý để ổn định thị trường.

- Rà soát, đánh giá tình hình cung - cầu các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống, trước hết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, đường, sữa, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, xi măng, thép…; tổ chức thị trường hợp lý nhằm bảo đảm hàng hoá lưu thông thuận lợi, tiết kiệm chi phí.

*Bộ Tài Chính:

- Chủ động phối hợp với Bộ Công thương, các Bộ, cơ quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp quản lý điều hành giá theo đúng Pháp lệnh Giá, kiểm tra giám sát để mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh chấp hành

đúng các quy định về đăng ký giá, kê khai, niêm yết và bán theo giá niêm yết. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giá.

Một phần của tài liệu 120 giải phát nhằm hạn chế sự biến động giá của các nguyên liệu đầu vào đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng thực phẩm ( lấy ví dụ minh họa về mặt hàng đường gluco tại CTCP thực phẩm minh dương) ” (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w