.Nâng cao vai trò điều phối của Ngân hàng trung ương

Một phần của tài liệu vấn đề điều chỉnh lãi suất tại các ngân hàng thương mại theo quy định của ngân hàng trung ương từ năm 2010 đến nay (Trang 40 - 41)

Theo thống kê thì lãi suất cho vay ở các ngân hàng trong năm 2011 đã có lúc bị đẩy lên con số 22%/năm, gây sốc cho thị trường tài chính và các nhà sản suất kinh doanh. Với lãi suất hiện nay quá cao, chúng ta phải hướng đến việc giảm lãi suất trong thời gian tới. Muốn như vậy, chúng ta phải triển khai thật nhanh các văn bản dưới luật của Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, tính chủ động của Ngân hàng Trung ương cần phải được nâng cao hơn nữa. Điều đó đòi hỏi Chính phủ phải dành cho Ngân hàng Trung ương tính độc lập trong việc quyết định các quyết sách về các chính sách lãi suất cũng như các chính sách tỷ gía

3.3: Kiềm chế lạm phát

Các ngân hàng ko thể tự mình hạ được lãi suất bởi người dân cần 1 lãi suất huy động thực dương tức là tiền gửi ngân hàng phải có lãi suất cao hơn mức lạm phát 11.75% trong năm qua do vậy lạm phát trong thời gian tới phải được kiềm chế mới có cơ hội cho lãi suất giảm .Muốn giải quyết đc vấn đề lạm phát chúng ta cần phải giải quyết đc bài toán về tỷ giá, tức là phải ổn định tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la

kiểm soát được nhập siêu, phải đưa nhập siêu xuống càng nhanh càng tốt và hướng đến sự cân bằng cán cân thương mại. Tương tự như sau khủng hoảng tài chính năm 1997- 1998, các nước trong khu vực như Thái Lan, Phillippines, Malaysia,… đã cân bằng đc cán cân thương mại và tiến hành đến xuất siêu, ổn đinh được đồng tiền của mình, góp phần kiểm soát lạm phát triệt để

Một vấn đề nữa Việt Nam cần phải quan tâm là kiểm soát bội chi ngân sách, đảm bảo chi tiêu hợp lý, chi tiêu công phải ưu tiên đến hiệu quả trong đầu tư, trán đầu tư dàn trải và sử dụng vốn một cách lãng phí. Để làm được điều đó Việt Nam cần phải có hệ thống luật pháp trong vấn đề đầu tư công, đồng thời phải có bộ máy giám sát các khoản chi tiêu ngân sách một cách hiệu quả, tránh trường hợp các địa phương xin chi rất nhiều, nhưng lại sử dụng đồng tiền đó phân tán, gây thất thoát, lãng phí và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, khiến đồng tiền không tạo ra được của cải xã hội, góp phần đẩy lạm phát lên cao.

Một phần của tài liệu vấn đề điều chỉnh lãi suất tại các ngân hàng thương mại theo quy định của ngân hàng trung ương từ năm 2010 đến nay (Trang 40 - 41)