.Các giải pháp Ngân hàng Nhà nước đã triển khai:

Một phần của tài liệu vấn đề điều chỉnh lãi suất tại các ngân hàng thương mại theo quy định của ngân hàng trung ương từ năm 2010 đến nay (Trang 38 - 40)

Gần đây nhất, sau cuộc họp với 12 ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam hôm 26/8/2011 thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đưa ra 9 giải pháp triển khai kế hoạch hoạt động ngân hàng trong 4 tháng cuối năm 2011, trong đó có chú trọng đến việc hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Đúng vs lời hứa của thống

đốc Ngân Hàng, Ngân hàng nhà nước vừa công bố gói giải pháp tiền tệ trong đó quyết tâm đưa lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường xuống và vs việc đại gia BIDV mở màn giảm lãi suất vào chiều 5/9, lộ trình giảm lãi suất xuống 17%-19% vào tháng 9 có vẻ đang đi đúng hướng, Nhưng lạm phát còn cao, để lãi suất giảm mạnh và sâu như mong đợi thì vẫn cần chờ đợi.

Do ảnh hưởng của lãi suất cho vay ở mức quá cao, doanh nghiệp, người đi vay đều muốn tìm được mữa lãi suất thấp để kinh doanh hiệu quả để tạo ra công ăn việc làm. Do đó, kéo giảm lãi suất là việc cần làm. Nhưng để thực hiện mục tiêu này một cách trọn vẹn thì Chính phủ phải kiên định vs mục tiêu trung và dài hạn.

Thực tế, các tiền đề để giảm lãi suất cũng đã có. Cụ thể lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm từ 22% xuống còn quanh 12%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 8 đã có tốc độ tăng thấp nhất từ đầu năm. Điều này cho thấy Nghị quyết 11 của Chính phủ sau 6 tháng đã đi vào cuộc sống, cho người dân 1 niềm tin rằng lạm phát của VN trong tương lai sẽ đc kiềm chế ở mức hợp lý. Lạm phát đang có chiều hướng ổn định.Tuy nhiên, nếu so vs cùng kì năm ngoái, CPI vẫn ở mức quá cao, lạm phát tháng 8 dù xuống tấp nhất trong 11 tháng qua nhưng vẫn trong đà tăng mạnh. Đến nay đã qua mốc 15% và với chu kì tăng giá cuối năm, lạm phát cả năm đc nhiều người dự báo sẽ vượt mốc 17%.

Trong kỳ họp Chính phủ mới đây thừa nhận, lạm phát rất khó khăn để giữ mức 18%, thậm chí có ý kiến cho rằng có thể lên đến 19%. Cụ thể NHNN đã áp dụng một số công cụ nhằm hạ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng . Để giảm lãi suất, NH Nhà nước sẽ sửa đổi các quy định liên quan đến huy động vốn trên thị trường liên NH nhằm điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đồng thời tạo sự liên thông giữa thị trường liên NH và thị trường huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp. NH Nhà nước cũng sẽ linh hoạt hơn trong việc điều hòa cung tiền từ đây đến cuối năm. NH Nhà nước yêu cầu các NH phải giảm dần lãi suất, mục tiêu là trong tháng 9 sẽ kéo lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thông thường về mức 17-19%. Các NH cũng phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định về trần lãi suất huy động. NHNN sẽ cùng các NH thương mại tạo sự đồng thuận trong việc giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất thông thường xuống còn 17-19%/năm,

đồng thời NH Nhà nước sẽ tiếp tục giữ trần lãi suất huy động 14%/năm để tạo điều kiện cho NH giảm lãi suất cho vay và bỏ trần lãi suất khi điều kiện cho phép .

Để hỗ trợ ngân hàng giảm lãi suất cho vay về 17-19%, NHNN có thể triển khai thêm biện pháp mới như bơm vốn, phát hành tín phiếu....NHNN có thể bàn đến việc sử dụng 37.000 tỷ đồng dự trữ bắt buộc dư thừa do các ngân hàng huy động lãi suất cao mà không cho vay được để giảm lãi suất trên thị trường. Đồng thời, NHNN cũng có thể đề cập việc bơm 15.000 tỷ đồng cho 10 ngân hàng nhỏ. Để được sử dụng số tiền trên, các ngân hàng nhỏ phải thế chấp, hoặc số vốn này sẽ được tính là vốn góp của Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là TCTD) thực hiện đúng quy định về lãi suất huy động với VND cao nhất 14%/năm; với USD cao nhất 2%/năm với cá nhân và 0,5%/năm với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu vấn đề điều chỉnh lãi suất tại các ngân hàng thương mại theo quy định của ngân hàng trung ương từ năm 2010 đến nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w