Mobility Framework 1 Đặc tả

Một phần của tài liệu Do an Mobile Framework.pdf (Trang 36 - 39)

1. Phân tích mobile agent & mobility framework 1 Mobile Agent

1.2 Mobility Framework 1 Đặc tả

1.2.1 Đặc tả

Từ định nghĩa và các đặc tính của mobile agent, chúng ta đi đến việc thiết kế mobility framework cung cấp cho mobile agent tất cả các đặc tính đã được mô tả ở trên. Ngoài ra, để framework có thể cho phép xây dựng các ứng dụng sử dụng mobile agent trên các lĩnh vực xử lý song song và phân bố, cụ thể như mobile agent computing, nó còn được trang bị thêm một số tính năng của một hệ phân bố như resource sharing, transparency, fault tolerance, openness, concurrency.

Có thể mô tả : mobility framework là một hệ thống phân bố, bao gồm các agent places, một số các component đóng vai trò dịch vụ và các moving agents. Chức năng cơ bản của mobility framework là cung cấp một cơ chế cho phép các mobile agent có thể tự di chuyển giữa các host trong framework. Các mobile agent chỉ được phép di chuyển source code và trạng thái của nó. Các mobile agents có thể di chuyển theo một lộ trình là danh sách các host đã định trước, nhưng có thể thay đổi lộ trình trong quá trình thực thi của công việc. Như đã giới thiệu ở trên, các agent place là một bộ phận của mobile agent có nhiệm vụ di chuyển các moving agent là bộ phận di động của mobile agent. Sự di chuyển với một mức độ bảo mật có thể chấp nhận được thì mới bảo đảm vai trò ứng dụng của mobility framework trong tương lai. Và agent place được cấu thành từ các dịch vụ sẽ có thể đảm nhận được nhiệm vụ trọng tâm này. Các dịch vụ trong agent place phải làm như thế nào để có thể di chuyển một java object như moving agent ? Với kỹ thuật object serialization, java đã cho agent place khả năng di chuyển các moving agent. Tuy nhiên mobility framework không sử dụng trực tiếp object serialization mà sử dụng cơ chế RMI của java vẫn dựa trên nền tảng object serialization cho phép di chuyển một object với hình thức là một tham số của lời gọi hàm từ xa của RMI. Chúng ta vẫn có thể sử dụng trực tiếp object serialization, rồi sử dụng socket để gởi các moving agent đi, nhưng với cách làm này không bảo đảm an toàn cho các mobile agent. Đó là lý do sử dụng RMI. Còn một vấn dề nữa là làm sao có thể phối hợp hoạt động của các agent place trong framework. Và vấn đề nay có thể được giải quyết bằng các công nghệ JINI, JavaBean Enterprise hay Corba,… Với những ưu điểm hỗ trợ tính toán phân bố và đặc biệt là khả năng resource sharing tốt, JINI là một công nghệ thích hợp nhất vì nó phù hợp với mục tiêu xây dựng mobility framework; đó là hỗ trợ các ứng dụng tính toán phân bố và xử lý song song.

Với những đặc tả như trên, liệu mobility framework có đủ khả năng hỗ trợ mobile agent ? Chúng tôi gặp khó khăn trong vấn đề thiết kế xây dựng framework. Mặc dù đã có một số agent framework được xây dựng, nhưng chúng ta vẫn chưa có một chuẩn qui định về mobility framework. Do đó việc thiết kế mobility framework trước hết dựa trên sự tham khảo các agent framework đã được xây dựng đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu mobile agent đã cho chúng tôi cơ sở thiết kế và hiện thực mobility framework mang những đặc trưng riêng và có sức mạnh riêng của nó.

♦ Mobility ( Low level distribution support mechanism ) : cung cấp cơ chế moving cho các mobile agents và cho phép chúng giao tiếp, phối hợp với nhau.

♦ Identifiers : các agents trong framework được xác định một cách duy nhất thông qua số danh định . Mobility framework phải cung cấp cơ chế cấp định danh trong hệ thống sao cho thống nhất và dễ quản lý.

♦ Agent programming language : các mobile agent được viết bằng ngôn ngữ Java .

♦ Agent communication : các mobile agents giao tiếp bằng cơ chế message passing synchronously và share data.

♦ Cung cấp cơ chế tạo, hủy một mobile agent : khi tạo một agent thì Mobility framework phải quan tâm đến vấn đề security sao cho tránh việc tạo ra các agent nguy hiểm phá hoại hệ thống vì ta biết agent có thể sử dụng tài nguyên tại host mà nó đến. Hoặc khi một agent trở nên không tin cậy hay đã hoàn thành công việc thì framework có thể hủy nó đi.

♦ Quản lý life-cycle của các mobile agents trong framework .

♦ Quản lý lộ trình của các mobile agents : cung cấp class và method cho phép người sử dụng nhập itinerary và thiết lập các thuộc tính liên quan đến itinerary đó

♦ Hỗ trợ sự hợp tác giữa các mobile agent trong các Agent Group : cho phép agent gia nhập, rời khỏi hoặc đăng ký lại Agent Group.

♦ Persistence : lưu trạng thái của các agent để khắc phục lỗi khi hệ thống bị thất bại.

♦ Security : chủ yếu dựa vào các kỹ thuật security do Java cung cấp và chiến lược authentication và authorization, chúng tôi không đi vào quá sâu vấn đề này, vì đây là vấn đề lớn, phức tạp của mobility framework đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

♦Bên cạnh đó, vì là một hệ phân bố nên mobility framework phải thể hiện đầy đủ các đặc tính cơ bản của hệ phân bố như resource sharing, transparency, fault tolerance, openness, concurrency.

1.2.2 Mô hình

Ta xem xét Mobility Framework ở cấp user view :

Hình 3.3 Mô hình mobility framework ở gốc độ hiện thực :

Hình 3.4 Mobile Agent Host Host Host Host Mobility FrameWork Agent Communication Host Inteface Host Host Agent Agent Agent Interface General Administrator

2 Thiết kế agent structure & mobility framework2.1 Thiết kế Mobile Agent

Một phần của tài liệu Do an Mobile Framework.pdf (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)