Mục tiêu thực hiện đề tà

Một phần của tài liệu Do an Mobile Framework.pdf (Trang 27 - 29)

Trọng tâm thực hiện đề tài là đi vào thiết kế và hiện thực một mobility framework. Framework này cung cấp khả năng di chuyển trong suốt cho các mobile agent trong môi trường Java và cung cấp môi trường thực thi cho các agent trong framework. Ngoài ra framework còn cung cấp cơ chế giao tiếp và phối hợp làm việc giữa các mobile agent, giải quyết các vấn đề đồng bộ(synchronization), chia sẻ dữ liệu(data sharing), cũng như vấn đề bảo mật. Thiết kế và hiện thực mobility framework hướng vào các mục tiêu cụ thể như sau:

1.1 Framework được xây dựng trong môi trường Java:

Để sử dụng tối đa sự tương tác giữa host nơi agent di chuyển đến và các mobile agent, mobility framework được xây dựng trên nền JDK1.3, sử dụng chủ yếu kỹ thuật RMI và Jini. Việc xây dựng framework bằng ngôn ngữ Java cho phép các agent có thể di chuyển trên nhiều flatform khác nhau, kỹ thuật serialization cho phép các đối tượng có thể được truyền trên mạng như các loại dữ liệu khác nhờ đó framework có thể hỗ trợ việc di chuyển của các agent một cách dễ dàng. Ngoài ra kỹ thuật Jini sẽ hỗ trợ framework các dịch vụ có sẵn cho hệ phân bố như lookup service, remote event, javaspace, nhờ đó ta dễ dàng hiện thực việc đồng bộ, phối hợp hoạt động và chia sẻ dữ liệu…Framework cũng thừa kế tính bảo mật của hai kỹ thuật trên và mô hình sandbox của Java 2.

1.2. Cung cấp cho người sử dụng một mô hình agent đơn giản, dễ lậptrình: trình:

Nghĩa là mobility framework cung cấp một chuẩn agent mà dựa trên đó user dễ dàng định nghĩa một agent của riêng họ và chuyển tải công việc mà họ mong muốn vào nó. Đồng thời framework cũng phải cung cấp nhiều khả năng cho việc lập trình agent như khả năng định thời, khả năng làm được những công việc khác nhau trên các host khác nhau, khả năng đồng bộ, khả năng chia xẻ dữ liệu của agent. Có như vậy thì người lập trình agent mới có thể tận dụng được nhiều lợi điểm của framework vào nhiều mục đích khác nhau.

1.3. Cung cấp khả năng moving trong suốt cho các mobile agent:

Hướng đến việc xây dựng framework hỗ trợ cho việc di chuyển và thực thi công việc của các agent một cách trong suốt. Thực chất quá trình di chuyển của agent là do framework điều khiển, nhưng người sử dụng chỉ nhìn thấy sự di chuyển của mobile agent.

1.4. Cung cấp môi trường thực thi cho agent :

Agent được chia làm 2 nhóm : static agent và mobile agent. Static agent chỉ thực thi công việc tại một host đơn trong khi mobile agent thì di chuyển và thực thi công việc trên nhiều host khác nhau trong mạng. Như vậy để hỗ trợ cho mobile agent, thì mobility framework phải cung cấp môi trường cho mobile agent thực thi tại mỗi host

mà nó di chuyển đến. Việc thực thi tác vụ không phải bắt đầu lại tại mỗi host mà tiếp tục trạng thái của host trước đó, các tác vụ có thể khác nhau ở những host khác nhau.

1.5. Framework phải hỗ trợ remote event :

Framework cung cấp khả năng giao tiếp và phối hợp làm việc giữa các mobile agent hướng đến việc cung cấp cho các mobile agent khả năng collaboration, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu với nhau. Điều đó đòi hỏi framework phải hỗ trợ cơ chế truyền message gồm cả bất đồng bộ và đồng bộ. Việc thiết kế phải dựa trên những nguyên tắc truyền dữ liệu cơ bản và mở rộng của các nguyên tắc này.

1.6. Hiện thực hướng vào tính scalability của framework :

Một trong những đòi hỏi của hệ thống agent trong thực tế là tính scalability. Do đó, framework phải được thiết kế sao cho có thể hoạt động với nhiều agent nhất. Framework phải cung cấp một cơ chế persistence để lưu trữ agent và chỉ activate agent khi nó phải hoạt động nghĩa là loại bỏ các thread nhàn rỗi nếu cần thiết.

1.7. Hiện thực hướng vào tính mở (openness) của framework1.8. Framework phải có tính chịu đựng lỗi (fault tolerance) cao : 1.8. Framework phải có tính chịu đựng lỗi (fault tolerance) cao :

Cũng như một hệ thống phân bố thông thường, mobility framework phải có tính chịu đựng lỗi cao (fault tolerance). Trong quá trình di chuyển và thực thi của mobile agent trong framework, khi xảy ra thất bại tại các host hay trong quá trình truyền agent thì mobility framework phải cung cấp một cơ chế phục hồi lỗi.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Do an Mobile Framework.pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)