Một số kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần Sông Đà 25 (Trang 58 - 61)

II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANh TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ

2. Một số kiến nghị với Nhà nước

2.1 Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đấu thầu.

Trong thực tế hiện nay công tác đấu thầu ở nước ta còn có nhiều vi phạm về nguyên tắc như: vi phạm nguyên tắc bí mật, công khai... Hơn nữa nhiều chủ đầu tư khi xem xét và đề nghị quyết định giao thầu còn theo ý chủ quan, cảm tình và sự móc ngoặc giữa các nhà thầu với chủ đầu tư trong đấu thầu, gây thất thoát cho Nhà nước ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.

Do vậy cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về công tác đấu thầu nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu xây lắp.

- Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý để tránh sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư (thường là chủ đầu tư nước ngoài) với các tổ chức, tập đoàn xây dựng lớn trên thế giới, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và làm thiệt hại đến nền kinh tế.

- Tăng cường quản lý Nhà nước trong công tác đấu thầu quốc tế. Cần chia các gói thầu hợp lý phù hợp với năng lực nhà thầu trong nước. Có chính sách bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.

2.2. Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh “Quy chế đấu thầu”

Mặc dù “Quy chế đấu thầu” ban hành kèm theo nghị định 88/1999/NĐ-CP (Quy chế đấu thầu) và nghị định số 14/2000/NĐ-CP sửa đổi , bổ sung một số điều “ Quy chế đấu thầu” đã có những bước cải tiến đáng kể về đấu thầu nhưng vẩn còn không ít những bất cập, bức xúc phát sinh trong công tác đấu thầu. Chẳng hạn như việc các nhà thầu bỏ giá thầu quá thấp hơn nhiều so với giá dự án được duyệt, thậm chí có gói trúng thầu giá chỉ bằng 28-30% giá dự toán của chủ đầu tư.

Để khắc phục tình trạng giá bỏ thầu thấp ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thì cần xác định giá xét thầu như kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Cụ thể là :

- Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu chào giá gần nhất (giá đánh giá) so với giá trung bình của tất cả các Hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư nhận được.

- Nhà thầu trúng thầu là người chào giá có thể lớn hơn giá trung bình nói trên nhưng là giá gần nhất và vẩn thấp hơn giá dự toán của chủ đầu tư.

- Nhà thầu trúng thầu là người chào giá gần nhất với mức giá trung bình khi đã loại bỏ giá cao nhất và thấp nhất trong số các Hồ sơ dự thầu.

Có nhiều quy định trong Quy chế đấu thầu còn mang tính chung chung thiếu cụ thể gây ảnh hưởng trong công tác đấu thầu.

2.3. Nhà nước cần có chính sách hổ trợ các doanh nghiệp trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế gia đấu thầu quốc tế

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc đấu thầu quốc tế diển ra ngày càng nhiều với những yêu cầu ngày càng cao trong khi các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta còn non kém rất nhiều so với những công ty xây dựng lớn của nước ngoài lại mới tiếp xúc với hình thức đấu thầu quốc tế cho nên gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia đấu thầu quốc tế.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu quốc tế và tăng khả năng trúng thầu quốc tế.

- Cần có chính sách bảo lãnh tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước khi tham gia đấu thầu quốc tế

- Trong Quy chế đấu thầu chỉ quy định về chế độ ưu đãi đối với các nhà thầu trong nước là

+ Nhà thầu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế (đơn phương hay liên danh) được xét ưu tiên khi Hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương với các Hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài

+ Nhà thẩu trong nước tham gia đấu thầu quốc tế sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật .

Như vậy chế độ ưu đãi này còn mang tính chung chung và trên thực tế là các nhà thầu Việt Nam không được hưởng chế độ ưu đãi này. Vì vậy Nhà nước cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng về chế độ ưu đãi đối với các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế.

KẾT LUẬN

Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một hoạt động vẩn còn mới ở Việt Nam. Vẫn đang còn nhiều bất cập trong công tác đấu thầu từ nhiều phía

như bất cập trong Quy chế đấu thầu, dẩn đến sự áp dụng còn tuỳ tiện của các chủ đầu tư, các nhà thầu.

Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động đấu thầu xây dựng có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp này. Chính vì thế các doanh nghiệp xây dựng cơ bản cần coi trọng hơn nữa đến hoạt động đấu thầu.

Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu là rất có ý nghĩa nó thể hiện năng lực của doanh nghiệp đó trên thị trường xây dựng nói chung. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu dẩn đến khả năng trúng thầu cao hơn tạo được công ăn việc làm cho người lao động, tiết kiệm được những chi phí không cần thiêt, qua đó nâng cao mức lợi nhuận cho công ty.

Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, Công ty cổ phần Sông Đà 25 tuy bước đầu đã đạt được những kết quả đáng mừng, song để tồn tại và phát triển trong tương lai thì việc làm thế nào để tiếp tục nâng cao hơn nữa khả năng thắng thầu là điều cần thiết.

Dựa vào kiến thức đã học tập và nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn của Công ty. Đề tài " Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần Sông Đà 25” đã trình bày một cách cơ bản nhất các vấn đề lý luận về dự thầu cũng như tình hình dự thầu của Công ty cổ phần Sông Đà 25 hiện nay. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp của Công ty trong thời gian tới.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn và sự giúp đỡ của P.Gs,T.s Phạm Văn Vận ,cùng các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Sông Đà 25 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần Sông Đà 25 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w