Quy trình tín dụng tại MHB Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 39 - 40)

- Phỏng vấn về khoản vay:

Khi có khách hàng đến vay vốn, cán bộ tín dụng khách hàng (CBTDKH) phụ trách phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn gồm: tính pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính, trình độ chuyên môn quản lý, uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, trong quan hệ kinh doanh, mục đích khoản vay, lãi, gốc, tài sản đảm bảo, cách thức trả nợ,…

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ: CBTDKH chịu trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục và hoàn thiện hồ sơ vay vốn phù hợp với quy định của ngân hàng.

- Thẩm định hồ sơ vay vốn:

Công việc thẩm định hồ sơ vay vốn thuộc thẩm quyền của cán bộ thẩm định và được thực hiện trong 3 ngày cới vay ngắn hạn và 5 ngày với vay trung và dài hạn. Cán bộ thẩm định sẽ xem xét các điều kiện sau:

Điều kiện về tư cách pháp lý: tính pháp nhân của công ty, của Ban giám đốc, tính hợp pháp của dự án.

Đánh giá về khả năng tiêu thụ của hàng hoá, dịch vụ của phương án kinh doanh trong hiện tại và tương lai.

Xác định các điều kiện tác động của mọi vấn đề liên quan có thể tác động đến việc triển khai phương án kinh doanh: kinh nghiệm của khách hàng về lĩnh vực kinh doanh, lợi thế của yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra, các điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến phương án kinh doanh,…

Xác định nhu cầu vay vốn và phương án trả nợ. Xác định lợi nhuận của phương án

Xác định nguồn trả nợ.

Sau khi xem xét các yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải đề xuất cụ thể: mức cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, các kỳ hạn trả nợ, lãi suất cho vay, phương thức giải ngân, các điều kiện đảm bảo tiền vay, các biện pháp thei dõi, kiểm tra, các điều kiện bổ sung.

- Quyết định cho vay:

Trưởng phòng xem xét bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ thẩm định và ghi ý kiến đề xuất của mình vào tờ trình thẩm định.

Giám đốc căn cứ báo cáo thẩm định có chữ ký cả cán bộ thẩm định và trưởng phòng để xem xét và quyết định cho vay hay không cho vay.

Nếu món vay trên 100 triệu đồng thì phải trình lên Ban tín dụng của chi nhánh. Nếu món vay trên 30 tỷ đối với các tổ chức và 3 tỷ đối với cá nhân thì trình lên Hội đồng tín dụng thuộc Hội sở.

- Giải ngân: CBTDKH có trách nhiệm nhập thông tin dữ liệu về khách hàng, khoản vay vào chương trình máy tính để quản lý và theo dõi khoản vay. Kế toàn cho vay phải kiểm tra tình hợp pháp và hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn rồi tiến hành giải ngân cho khách hàng.

- Theo dõi và kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp khi vay vốn - Thanh lý hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w