Đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 61 - 67)

- Công tác thẩm định tín dụng chưa được coi trọng đúng mức.

3.2.1.2 Đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Nguyên tắc quan trọng đặt lên hàng đầu trong cho vay là “an toàn và hiệu quả”, thực tế trong công tác cho vay đã xảy ra một số mâu thuẫn cần giải quyết hài hoà đó là tăng cường doanh số cho vay, tăng dư nợ nhưng phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng cùng với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hưũ, ngành nghề kinh doanh, vì vậy thường xuyên đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là điều cần thiết. Yêu cầu đặt ra đối với cơ chế cho vay là phải gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với từng loại hình kinh tế, từng loại hình doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trên thực tế khách hàng phàn nàn về sự rắc rối, nhiêu khê của thủ tục vay vốn. Trong khi đó những thủ tục này vẫn không làm giảm rủi ro rín dụng mà lại làm giảm sự hài lòng của khách hàng. Do vậy cần đưa ra thủ tục gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng, có thể thực hiện theo hướng sau:

- Rút ngắn thời gian xét duyệt vốn: Khách hàng vay luốn muốn được vay nhanh chóng, vì vậy cán bộ tín dụng cần hoàn tất hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất nhưng phải đảm bảo yếu tố đúng đủ. Ngân hàng có thể kết hợp với phòng công chứng Nhà nước để chững nhận giấy tờ vừa chính xác vừa đảm bảo thời gian nhanh chóng.

- Tạo sự đơn giản, dễ hiểu về thủ tục cho vay phù hợp với trình độ của mọi đối tượng khách hàng: Cán bộ tín dụng cần hướng dẫn khách hàng về những giấy tờ cần thiết một cách rõ ràng, để họ hiểu và thông cảm với những khó khăn của ngân hàng. Đối với người vay là hộ tư nhân cá thể, các giấy tờ cần đơn giản hoá và in thành những mẫu biểu chung.

+ Về kỳ hạn cho vay:

Hiện nay Chi nhánh chủ yếu cho vay trung dài hạn và chủ yếu là cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Trong khi đó nhu cầu vốn trung và dài hạn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất lớn. Nhiều khi các đơn vị kinh tế thuộc khu vực này muốn mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhưng không vay được vốn ngân hàng nên đành bỏ lỡ cơ hội. Do đó Ngân hàng nên định hướng cho vay trung dài hạn trong điều kiện tăng cường chất lượng quá trình thẩm định một cách kỹ lưỡng. Việc xác định kỳ hạn nợ không chỉ đơn thuần căn cứ vào bảng tổng kết tài sản, kế hoạch sản xuất mà còn phải dựa vào hợp đồng mua bán, tiêu thụ sản phẩm, do vậy Ngân hàng cần xác định kỳ hạn cho vay sao cho phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng và tuổi thọ của máy móc thiết bị. Mỗi khách hàng có một chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau do đó đối với từng loại hình kinh doanh của khách hàng mà Ngân hàng tiến hành cho vay với kỳ hạn phù hợp. Theo quy

định hiện hành thì trung hạn không quá 5 năm, dài hạn là trên 5 năm nhưng Ngân hàng không nên gò ép thời hạn cho vay theo chủ quan gây khó khăn cho khách hàng.

+ Về lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay là vấn đề không chỉ Ngân hàng quan tâm mà các khách hàng cũng luôn chú ý, là điểm hội tụ của nhiều mối quan hệ liên quan trực tiếp tới lợi ích vật chất của các bên. Lãi suất cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế khác nhau nên để thay đổi lãi suất cần phải thay đổi nhiều yếu tố khác. Hiện nay Chi nhánh đã thực hiện mức lãi suất linh hoạt cho từng khách hàng nhưng vẫn còn sự phân biệt đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Điều này làm nhu cầu về vốn của khách hàng thuộc thành phần kinh tế này không được đáp ứng một cách đầy đủ. Ngân hàng nên mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh thông qua việc sử dụng mức lãi suất “mềm” hơn tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này có thể vay vốn và kinh doanh có lãi. Ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo mức vốn vay.

+ Về cơ chế bảo đảm tiền vay:

Có rất nhiều hình thức đảm bảo tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, ký quỹ tiền gửi. Hiện nay Chi nhánh mới chỉ áp dụng hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp là chủ yếu. Trong khi đó đối với các khoản vay trung và dài hạn thì tài sản đảm bảo thường là có giá trị lớn mà khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không đủ yêu cầu, thậm chí họ không có tài sản đáng kể để đem đi thế chấp do đó họ không có điều kiện để vay vốn nhất là các nguồn vốn lớn. Vì vậy Ngân hàng nên kết hợp nhiều hình thức bảo đảm khác nhau để giải quyết cho vay đối với các đơn vị như vậy.

- Đối với đơn vị được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp phần còn lại thì yêu cầu đơn vị thực hiện đảm bảo đủ nợ theo yêu cầu.

- Đối với những đơn vị được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ để đảm bảo phần còn lại thì yêu cầu đơn vị dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục bảo đảm cho phần còn lại.

- Đối với những đơn vị không đủ điều kiện để thực hiện như hai dạng trên thì Ngân hàng phải chú trọng thẩm định dự án, phương án vay vốn thông qua hội đồng tín dụng trong đó có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu để quyết định có cho vay hay không và cho vay ở mức nào.

Ngoài hình thức thế chấp tài sản Chi nhánh nên phát triển các hình thức bảo đảm khác theo hướng sau:

- Phát triển các hình thức bảo đảm bằng các chứng từ có giá. Đây cũng là một loại tài sản đem thế chấp nhưng nó là một loại đặc biệt. Ưu điểm của loại tài sản này là gọn nhẹ, không bị tác động của yếu tố môi trường, dễ bảo quản, có khả năng sinh lời. Muốn áp dụng hướng này một cách rộng rãi thì điều kiện đầu tiên là phải phát triển thị trường chứng khoán để các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, thương phiếu dễ dàng được mua bán trên thị trường mà không phải qua cơ quan trung gian, hơn nữa giá của chứng khoán cũng được xác định rõ ràng. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường chứng khoán như nước ta hiện nay thì loại giấy tờ có giá, tính ổn định cao, chứa đựng ít rủi ro là các trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng nên mở rộng hình thức bảo đảm bằng loại tài sản này.

- Bảo lãnh cũng là hình thức có nhiều ưu điểm giúp cho các đơn vị ngoài quốc doanh mới thành lập có điều kiện vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên ở nước ta hoạt động bảo lãnh vẫn còn hạn hẹp và quy chế bảo lãnh chưa đầy đủ. Đặc biệt đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh như hiện nay vẫn chưa có cơ quan nào quản lý và đỡ đầu. Do vậy cần có những chính sách, quy chế cụ thể để phát huy tốt nhất những ưu thế của hình thức bảo lãnh.

- Ngoài ra còn có những hình thức bảo đảm bằng các khoản phải thu, hàng tồn kho, các hợp đồng, các hình thức này đòi hỏi thủ tục hành chính và sự giám sát thường xuyên.

- Mỗi hình thức bảo đảm đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên việc sử dụng chúng một cách tổng hợp và linh hoạt để chúng bù đắp và bổ sung cho nhau thì sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tiếp cận được tới nguồn vốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.

+ Về phương thức cho vay:

Chi nhánh cần phải đa dạng hoá các phương thức cho vay. Hiện nay mới chỉ cho vay được theo hạn mức tín dụng, cho vay từng lần và cho vay dự án đầu tư. Chủ yếu là cho vay từng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng phải lập lại những thủ tục cần thiết để vay vốn, mất nhiều thời gian cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng. Còn cho vay theo hạn mức tín dụng thì Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau một mức dư nợ tối đa trong thời gian nhất định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo của khách hàng. Căn cứ vào mức dư nợ đó, khách hàng lập đầy đủ các giấy tờ cần thiết nhưng chỉ phải lập một lần. Trong phạm vi hạn mức tín dụng thoả thuận, khách hàng có thể rút vốn mà chỉ cần làm giấy nhận nợ và giấy rút tiền. Mọi khoản thu của khách hàng sẽ được ghi vào bên có để trả nợ ngay. Điều đó sẽ làm giảm lãi phải trả ngân hàng cũng như giảm dư nợ thực tế để tăng mức dư nợ được vay tiếp theo.

Ngoài ra, Ngân hàng nên áp dụng nghiệp vụ thấu chi, ưu điểm của nghiệp vụ này là khách hàng được sử dụng vốn và tiền vay một cách linh hoạt và chủ động. Đối với khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, tài khoản tiền gửi phát sinh thường xuyên, đồng thời phát sinh nợ chỉ trong thời gian ngắn thì Ngân hàng nên cho phép khách hàng sử dụng tài khoản vãng lai. Khi tài khoản này là dư có thì khách hàng là chủ nợ của Ngân hàng và ngược lại

thì Ngân hàng là chủ nợ của khách hàng. Tuy nhiên tài khoản chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định. Do nghiệp vụ này mới chỉ áp dụng đối với các công ty lớn, làm ăn có hiệu quả. Hiện nay các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh làm ăn thực sự chưa có hiệu quả nhưng với sự nỗ lực của bản thân họ cùng với sự ủng hộ, khuyến khích của Nhà nước thì trong tương lai không xa các ngân hàng có thể áp dụng nghiệp vụ này.

3.2.1.3 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ

Đối với ngân hàng, với đặc điểm và vị trí của hoạt động tín dụng, muốn nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn kinh doanh, vấn đề tiêu chuẩn hoá cán bộ đào tạo và đạo tạo lại, đào tạo liên tục cán bộ có ý nghĩa rất lớn.

Thực tế cho thấy, một trong những vấn đề quyết định đến chất lượng tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào các công việc – từ việc chấp hành các cơ chế chính sách đến việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn, thu nợ. Nói chung mọi đúng sai, thành công hay thất bại của các dự án tín dụng, ngoài các nguyên nhân khách quan, đều có nhân tố chủ quan của con người với tư cách là chủ thể cho vay. Đương nhiên, trong đó có yếu tố chủ quan cố ý về mục đích tư lợi nhưng cũng có những yếu tố do trình độ cán bộ, do khả năng bất cập mà không thể hoặc chưa thể làm được.

Trong điều kiện chúng ta đang hội nhập và phát triển, hơn lúc nào hết phải chăm lo phát triển nguồn lực con người vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, hiện đại hoá ngành ngân hàng nói riêng mà trong đó mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu.

Để có được một đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn, ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn, cơ chế chế độ, thể lệ của ngành, liên ngành, đường lối chủ trương của Đảng cũng như mục tiêu

phát triển kinh tế của Nhà nước, của thành phố. Trong quá trình đó phải gắn lý luận với thực tiễn, phải thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, các đồng nghiệp tự nêu ra các tình huống xảy ra trong quá trình quản lý điều tra vốn vay để cùng thảo luận đưa ra các phương án xử lý. Qua đó phát triển các phương thức xử lý thông minh, hiệu quả đúc kết thành kinh nghiệm chung, đó thực sự là những kiến thức quý giá để không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp kinh doanh thực tiễn.

Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng là quá trình liên tục và lâu dài không thể giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, cần có quy hoạch phương án và bước đi cụ thể để đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Trước mắt, cần tiêu chuẩn hoá cán bộ một cách cụ thể để có chính sách tuyển chọn, đào tạo và bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có phù hợp với yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm. Như vậy, trong kinh doanh sẽ hạn chế bớt rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng, tình hình nợ qúa hạn giảm thấp, chất lượng tín dụng nâng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w