2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế xã hội
Trong những năm qua, mặc dù kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ rất cao (mức tăng trưởng GDP đạt 7-8%) song còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Tuy rằng Nhà nước đã có sự quản lý hết sức chặt chẽ nhưng môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều biến động, do những diễn biến bất thường của giá vàng và giá dầu trên thị trường thế giới.
Năm 2007, Việt Nam vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn và thách thức lớn. Giá cả biến động mạnh với mức tăng tới 12.63% so với năm 2006, thiên tai dịch bệnh (cúm gà, tiêu chảy cấp, lở núi…) vẫn tiếp tục hoành hành. Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh như vậy kèm theo giá của một số hàng hoá thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện nước có mức tăng rất cao khiến cho mức lương của dân cư dù có tăng nhưng cũng không bù đắp nổi mức độ tăng giá, từ đó mà thu nhập của dân cư không được cải thiện nhiều, lòng tin vào tương lai bị giảm sút làm cho mức cầu không tăng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay trả góp, một sản phẩm dịch vụ chịu ảnh hưởng rất lớn từ tiền lương của các cá nhân cũng như thu nhập ổn định của các tổ chức.
Khách hàng của ngân hàng
Trong những năm gần đây, thu nhập của đa số các tầng lớp dân cư đã được tăng lên rõ rệt, song do yếu tố tâm lý và thói quen mua sắm tiết kiệm đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân
hàng. Nhìn chung người dân Việt Nam thường không thích đi vay ngân hàng do điều kiện phức tạp, điều này đã gây hạn chế các hoạt động cho vay trả góp phát triển. Mức chênh lệch, phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị khá sâu sắc cũng khiến cho việc mở rộng thị trường của ngân hàng về các thị trường nông thôn gặp khó khăn.
Môi trường pháp lý ở nước ta còn chưa thực sự hoàn thiện
Trong nghành ngân hàng, việc cho vay còn đòi hỏi rất nhiều thủ tục phức tạp. Với hàng loạt các quy ðịnh quyết ðịnh chồng chéo luôn gây khó khãn cho khách hàng ði vay mà còn gây khó khăn chính bản thân ngân hàng. Do điều kiện pháp lý quy định cho hoạt động này còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng nên cho vay trả góp là một loại hình dịch vụ đa dạng và phức tạp. Hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào các luật, hướng dẫn chung, quyết định rồi tự ban hành các quy chế cho vay của riêng mình. Do đó, chưa có sự thống nhất giữa các quy chế cho vay trả góp của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, các văn bản luật ban hành hưóng dẫn nghiệp vụ các ngân hàng thương mại còn chồng chéo, phủ định lẫn nhau khiến cho các ngân hàng còn khá lúng túng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh.
Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng
Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính đã khiến cho thị phần của các ngân hàng ngày càng bị thu hẹp. Không chỉ kể đến các ngân hàng trong nước, nay trước xu thế hội nhập và đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, việc mở của là không thể tránh. Các ngân hàng nước ngoài sẽ tham gia vào hệ thống cùng với nguồn vốn mạnh, công nghệ hiện đại cùng với trình độ quản lý hiệu quả. Hiện nay, hoạt động cho vay trả góp đã được rất nhiều các ngân hàng cung ứng như ngân hàng Quân đội, ACB, Đông Nam Á… Các ngân hàng quốc doanh cũng đang tích cực thâm nhập vào thị trường này với sản phẩm cho vay trả góp tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức. Tới thời điểm này đã có 2 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và 3 ngân hàng liên doanh cùng các tổ chức tài chính và tín dụng khác. Tiến tới, năm 2010 là mốc thời điểm mà Việt Nam phải mở của hoàn toàn. Đây quả thực là khó khăn và thách thức rất lớn cho toàn ngành ngân hàng cũng như với VPBank.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Quy mô vốn và hoạt động còn nhỏ bé
Nguồn vốn của VPBank còn quá thấp đến thời điểm này chỉ có 2000 tỷ đồng, đối với các ngân hàng trong nước đã còn là nhỏ(VPBank hiện đang đứng thứ 7 trong hệ thống ngân hàng thương mại trong nước về vốn điều lệ ) còn chưa so sánh với các ngân hàng nước ngoài với quy mô gấp hàng chục hàng trăm lần. Mặc dù ngân hàng đã bán 10% vốn cổ phần cho một đối tác chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC của Singapo song theo quy định từ phía ngân hàng nhà nước, quy định các ngân hàng thương mại sẽ bị quy định tối đa lượng tiền cho vay trên vốn tự có nhằm đảm bảo an toàn hệ thống
Mạng lưới hoạt động còn quá ít
Mặc dù trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, VPBank đã mở liên tiếp các chi nhánh và phòng giao dịch, song so với các ngân hàng khác là còn thấp. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín tới thời điểm này đã có trên 210 điểm giao dịch vượt xa so với VPBank là 133. Việc mở rộng
mạng lưới mới chỉ thực hiện ở những thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà chưa được chú trọng mở tại các tỉnh thành phố giàu tiềm năng hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao. Đây là một trong những hạn chế cần phải khắc phục nhanh.
Về nguồn nhân lực
Do phần lớn nhân viên VPBank có tuổi đời trẻ nên dẫn đến một số hạn chế như thiếu kinh nghiệm công tác, đôi lúc chưa biết cách cư xử mềm mỏng, linh hoạt với những khách hàng khó tính, dễ mất bình tĩnh… Nhân lực chưa chuyên nghiệp, còn mang nặng thói quen truyền thống. Cán bộ ngân hàng thường xác định rằng họ hoàn thành nhiệm vụ khi đã "đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và làm khách hàng hài lòng". Việc đánh giá phân loại khách hàng cũng chủ yếu nhằm mục đích đánh giá rủi ro và chất lượng dịch vụ, chứ chưa quan tâm đến việc xác định rõ đâu là khách hàng tiềm năng để có thể đầu tư, hoặc tư vấn các dịch vụ đầu tư khác ngoài nhu cầu của họ. Nhân viên các quầy giao dịch cũng chưa được quan tâm và đầu tư nhiều. Họ là bộ mặt của ngân hàng, chính vì vậy cần phải được uốn nắn và kiểm soát nghiêm ngặt, thường xuyên cả về kỹ năng giao tiếp và phong cách phục vụ.
Chưa có một bộ phận chuyên trách về Marketing
Mặc dù trong thời gian qua, công tác quảng cáo, xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm tới từng khách hàng đã được ngân hàng chú trọng. Tuy nhiên, việc đảm nhiệm các công việc này vẫn chưa có sự phân công rõ ràng, bộ phận nào đảm nhiệm công tác marketing của bộ phận ấy. Dẫn tới các cán bộ tín dụng không tập trung, ôm đồm nhiều loại hình công việc, không chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn nhất định, hiệu quả công việc marketing không cao. Chính vì vậy, khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng chủ yếu là các khách hàng truyền thống hoặc được khách hàng cũ giới thiệu đến, chứ các hoạt động quảng cáo, tiếp thị chưa phát huy được hiệu quả.
Chính sách khách hàng chưa đúng đắn
Chính sách khách hàng còn chưa nhất quán trên toàn bộ hệ thống. Do vậy, việc phân đoạn quản lý khách hàng và phát triển các sản phẩm bán lẻ
cũng như các sản phẩm cho vay trả góp còn phân tán và đa dạng. Ở VPBank hiện nay, nhất là các chi nhánh cấp II, phòng giao dịch vẫn chưa được chia ra phục vụ các đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân riêng biệt. Việc tiếp thị khách hàng sẽ gặp khó khăn vì một nhân viên không thể đồng thời phụ trách 2 đối tượng khách hàng với hiệu quả cao nhất.
Như vậy, trong những năm vừa qua, VPBank đã đạt được những thành tích xuất sắc có thị phần khách hàng riêng biệt, đó là các cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang lợi nguồn thu lớn cho ngân hàng. Bên cạnh những thành tựu đã giành được, VPBank còn rất nhiều hạn chế. Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong hệ thống và tiến tới là khó khăn và thách thức khi hàng loạt các tổ chức tín dụng trên thế giới thâm nhập. VPBank cần có những giải pháp thích hợp khắc phục hạn chế đủ tiềm lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính đảm bảo thực hiện muc tiêu là ngân hàng hàng đầu trong khu vực.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH
VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK TRONG THỜI GIAN TỚI
VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân. Để xây dựng VPBank trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước theo định hướng chiến lược của HĐQT, trong năm 2008 VPBank sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Đẩy mạnh phát triển Thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2008 VPBank vươn lên thuộc top 5 ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam; Tập trung vào sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng, các sản phẩm phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Triển khai tổ chức hoạt động ngân hàng theo sơ đồ khối đã được HĐQT phê duyệt trong năm 2007 (mô hình kinh doanh của ngân hàng hiện đại).
- Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại như SMS Banking và MMS banking cùng một số dịch vụ khác.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh, phòng giao dịch để đảm bảo hoạt động an toàn
-Hoàn thành việc bán thêm 5% cổ phần cho ngân hàng OCBC trong quý I/2008. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ OCBC để nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank. Đẩy mạnh việc hợp tác đào tạo tại Việt Nam và tại Singapor cho đội ngũ CBNV để tạo nguồn cán bộ lâu dài cho VPBank. - Xây dựng hình ảnh của VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng, kháchhàngtrêntoànquốc.
- Đưa cổ phiếu VPBank lên niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (hoặc Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) vào thời điểm thích hợp trong quý I hoặc đầu quý II/2008/
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP
Với những con số thực tế đã nêu ở trên đây. Mặc dù hoạt động cho vay trả góp trong những năm vừa qua tăng trưởng nhanh, song VPBank vẫn có nhiều hạn chế , áp lực cạnh tranh là rất lớn. Cho nên, để khắc phục những khó khăn hạn chế đó tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất để phát triển dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng:
3.2.1 Xác định mục tiêu cụ thể và hợp lý
Cần xác định rõ đối tượng phục vụ và nhu cầu vay của khách hàng. Do nhu cầu vay trả góp trong sản xuất kinh doanh là không lớn, nên để mở rộng hoạt động cho vay trả góp cần hướng sản phẩm dịch vụ vào đối tượng là người tiêu dùng. Hiện nay, cuộc sống đang phát triển rất nhanh, người dân đã đạt được rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống và đang trên đà vươn tới những mục tiêu mới. Nhu cầu vay trả góp để xây dựng sửa chữa nhà hay mua ô tô, hay phục vụ bất kỳ một mong muốn nào đó… đã không đơn thuần chỉ là nhu cầu thiết yếu của người dân mà nó còn có một giá trị vô hình trong việc nâng
cao vị thế và giá trị của khách hàng trong xã hội. Các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng còn giúp người dân biến ước mơ trở thành sự thật khi thu nhập của họ ngay lập tức không thể đáp ứng được nhu cầu.
Với tiềm năng rất lớn như vậy, thị trường này chính là những điều kiện hết sức thuận lợi để VPBank phát triển hoạt động tín dụng trả góp nói riêng và các sản phẩm ngân hàng bán lẻ nói chung. Ngân hàng cần nghiên cứu thật chi tiết và chính xác về nhu cầu của thị trường để có những định hướng phù hợp, điều chỉnh hợp lý về cơ cấu vốn dành cho hoạt động này.
3.2.2 Mở rộng nguồn vốn
Đối với bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác, nguồn vốn là khoản không thể thiếu, là cơ sở để ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận. Huy động được vốn có lớn thì mới có nguồn cho vay, công việc đầu tiên trước khi cho vay của bất cứ ngân hàng nào đó là huy động vốn. Đó có thể là huy động vốn từ dân cư, tổ chức( thị trường I), huy động từ thị trường liên ngân hàng ( thị trường II). Hiên tại, với mạng lưới rộng phân bố các tỉnh thành, các ngân hàng như ACB, Sacombank… là những đối thủ cạnh tranh chính của VPBank.
Trước hết, để tăng nguồn vốn ngân hàng cần phải tăng vốn điều lệ. Bởi trước hết, đây là lá chắn giúp ngân hàng chống đỡ lại những rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, nguồn vốn tự có còn quyết định quy mô cho vay tối đa của ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn tự có này còn khẳng định uy tín của ngân hàng trên thị trường và đối với khách hàng. Trong thời gian vừa qua, mặc dù vốn điều lệ của VPBank đã được tăng lên khá nhiều, song quy mô vốn vẫn còn khá nhỏ bé.
Nếu ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn, nó sẽ có uy tín cao hơn trên thị trường liên ngân hàng, cũng như dễ dàng huy động vốn của dân chúng hơn do được người dân tin tưởng hơn bởi gửi tiền ở một ngân hàng lớn sẽ ít rủi ro hơn một ngân hàng nhỏ. Mặt khác, tăng vốn điều lệ còn giúp cho cổ
phiếu của ngân hàng có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán, đem lại một nguồn vốn rất lớn cho ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng có thể tăng thêm nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội bằng cách đa dạng hoá các hình thức huy động, ngoài tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, ngân hàng có thể huy động bằng các kỳ phiếu tiết kiệm tại nhà, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng và hạn chế được tâm lý e ngại của người gửi khi đến giao dịch với ngân hàng. Thực hiện các chính sách huy động vốn với lãi suất linh hoạt, hợp lý, có nhiều kỳ hạn hơn phù hợp với từng đối tượng khách hàng để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn.
3.2.3 Mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp
Trước hết là tiếp tục duy trì và phát triển các sản phẩm cho vay trả góp đã có, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tăng cường công tác tiếp thị đến khách hàng, cung cấp những gì mà khách hàng cần.
Không chỉ dừng lại ở hai sản phẩm chính là cho vay mua ô tô và cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, ngân hàng cần mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp để đáp ứng một cách toàn diện nhất nhu cầu vay của khách hàng. Chẳng hạn như ngân hàng có thể áp dụng các sản phẩm mà hiện nay một số các ngân hàng khác đã triển khai. Cụ thể như: cho vay mua xe máy với thời hạn 24 tháng, cho vay 70% giá trị xe nhưng không quá 18 triệu,