Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.doc (Trang 45 - 49)

 Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay trả góp của VPBank đã đạt được những kết quả rất khả quan trong những năm gần đây, là mảng lợi nhuận lớn góp phần quan trọng trong việc thực hiện định hướng của ngân hàng là xây dựng ngân hàng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Ta có thể xem xét tỷ trọng của nó so với các hoạt động tín dụng khác để hiểu rõ thêm về hoạt động này qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tỷ trọng hoạt động cho vay trả góp trong hoạt động tín dụng tại VPBank

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh số CVTG 2.407 61,52% 5.641 70,41% 15.245 79,4% Doanh số cho vay 3.913 100% 8.012 100% 19.201 100% Dư nợ CVTG 2.083 69,1% 4.101 54,64% 14.216 82,39%

Tổng dư nợ 3.014 100% 7.506 100% 17.254 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm)

Qua số liệu trên ta thấy, hoạt động cho vay trả góp của VPBank tăng trưởng mạnh trong những năm gấn đây. Với sự tăng trưởng tương đối mạnh, hoạt động cho vay trả góp đã góp phần không nhỏ trong việc đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank (tỷ đồng) Kết quả kinh doanh

(Trong năm)

2007 2006 2005

Tổng thu nhập hoạt động 1.327 995 470

Tổng chi phí hoạt động (1.014) (838) (394)

Lợi nhuận trước thuế 313 157 76

Năm 2005, ngân hang đạt lợi nhuận trước thuế là 76 tỷ đồng, tổng thu nhập từ hoạt động đạt 470 tỷ, sang đến năm 2006 đã có sự tăng vượt bậc cùng trên 2 chỉ tiêu, với mức tăng gấp đôi lợi nhuận trước thuế đã đạt tới 157 tỷ đồng và thu nhập từ hoạt động cũng lên tới 995 tỷ. Sang năm 2007 Lợi nhuận trước thuế vẫn giữ được mức tăng 100% song thu nhập từ hoạt động chỉ tăng hơn 33%, điều này cho thấy, ngân hàng đã chú trọng phát triển thêm các mạng dịch vụ khác thông qua việc mở ra 2 công ty là công ty quản lý tài sản và công ty chứng khoán. Thu nhập từ công ty chứng khoán là 38,9 tỷ đồng và công ty quản lý tài sản AMC là 2 tỷ đồng, tạo them nguồn thu nhập cho VPBank.

 Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đúng quy định + Tỷ lệ an toàn vốn là 21% , đây là một con số cực kỳ an toàn mà VPBank đạt (mức qui định của NHNN tối thiểu là 8%). + Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126%, mặc dù hơi cao song cũng tạo an toàn cho khách hàng (mức qui định tối thiểu là 25%);

+ Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%).

 Hoạt động đầu tư, mở rộng

Trong năm 2007 VPBank phát sinh rất nhiều khoản chi phí lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc phát triển lâu dài như: duy trì hoạt đông của Ban dự án Corebanking T24 Sau khi từ bỏ hệ thống phần mềm B2K Advance, VPBank đã tìm cho mình được một hệ thống phần mềm lõi Corebanking Temenos, được cung cấp từ Thụy Sỹ cực kỳ hiện đại. Đây là một hệ thống hiện đại, linh hoạt và tích hợp, có khả năng đáp ứng ngân hàng ở cấp độ mạng lưới, đáp ứng các nhu cầu trực tuyến và xử lý tức thì.

Kể từ ngày triển khai dự án, 16/5/2006, sau hơn một năm triển khai, ngày 1/10/2007, VPBank đã chính thức áp dụng T24 trên toàn hệ thống. Thời gian đầu, VPBank tiến hành chạy song song hai hệ thống cũ vốn đang hoạt động và hệ thống mới T24. Sau một tháng kiểm tra đối chiếu, ngay 3/11/2007, VPBank đã chính thức ngừng toàn bộ hệt hống cũ và ngày 5/11/2007, T24 trở thành hệ thống mới, duy nhất của ngân hàng phục vụ khách hàng. Nếu như trước khi áp dụng T24, VPBank chỉ có 30 chi nhánh phục vụ thì sau thời điểm triển khai hệ thống Corebanking mới, họ đã nâng lên tới 103 chi nhánh với hơn 2.000 cán bộ công nhân viên phục vụ 150.000 khách hàng, 500.000 tài khoản và hợp đồng, thực hiện 30.000 giao dịch/ngày.

Duy trì hoạt động cảu Trung tâm Thẻ; đầu tư vào hệ thống ATM, phát triển mạng lưới chi nhánh,… Nếu không có các khoản đầu tư đó, lợi nhuận năm 2007 có thể đạt mức cao hơn. Tuy nhiên việc đầu tư vào các yếu tố hạ tầng công nghệ và mạng lưới là rất cần thiết, bảo đảm duy trì một vị thế cạnh tranh tốt cho VPBank trong tương lai. Và cũng trong năm 2007 VPBank đã mở hàng loạt các chi nhánh và phòng giao dich, nâng tổng số hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch trong toàn hệ thồng lên hơn 100. Đây là bước đột

phá trong chính sách của VPBank nhằm đáp ứng mọi tầng lớp khách hàng và tạo điệu kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng.

 Hoạt động đào tạo

Trong các năm qua, VPBank tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm tạo tinh chuyên nghiệp hơn trong hệ thồng ngân hàng cũng như chuẩn bị trước nguồn lực đảm bảo cạnh tranh trước đối thủ trong nước cũng như sự đổ bộ của các ngân hàng nước ngoài sau gia nhập WTO. Trong năm 2007, VPBank đã đào tạo Trung tâm đào tạo VPBank đã tổ chức được 21 khóa đào tạo về nghiệp vụ, trong đó có 35 khoá học cơ bản dành cho nhân viên tân tuyển. Tổng số có 742 lượt người được đào tạo trong các khoá học nội bộ. Trong đó phía Bắc có 354 lượt học viên được đào tạo; phía Nam có 388 lượt học viên được đào tạo. Với một đội ngũ cán bộ trẻ trung, giàu nhiệt huyết, nhạy bén với những biến động. Đã đưa VPBank thành một thương hiệu lớn trong cả nước cũng như trên trường quốc tế cùng với những con số lợi nhuận ấn tượng. Trong toàn hệ thống, đội ngũ này chính là tiềm lực lớn để thúc đẩy VPBank tiến xa hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn luôn mở ra các lớp đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ. Trong năm 2007, tính trên phạm vi toàn hệ thống, phòng Nhân sự & Đào tạo đã tổ chức được 54 khóa đào tạo, với 2.108 lượt học viên và tổng chi phí đào tạo là 808.630.000 đồng. Trong đó, chủ yếu là đào tạo nhân viên tân tuyển do nhu cầu mở rộng mạng lưới và phát triển điểm giao dịch trong năm qua.Hiện nay, tổng số cán bộ nhân viên trong VPBank có trinh độ đại học và trên đại học đã chiếm trên 81%. Đáp ứng nhu cầu trước xu thế hội nhập và nguồn lực cơ sở để hoàn thành chỉ tiêu.

 Đường lối và chủ trương đúng đắn của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Trong xu thế hội nhập tạo nền kinh tế thị trường mở của cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Ban lãnh đạo VPBank đã đặt mục tiêu “Xây dựng VPBank thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía

Bắc và trong cả nước”. Phấn đấu đến năm 2010: Trở thành ngân hàng hàng đầu khu vực phía Bắc, Ngân hàng trong top 5 của cả nước, một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả, độ tin cậy. Từ đó, ngân hàng đã tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với tầng lớp trung lưu trong xã hội. Việc xây dựng mục tiêu chiến lược nói trên là một quyết định táo bạo và đúng đắn của Hội đồng Quản Trị đã giúp VPBank đứng vững trên thị trường tài chính đầy thách thức và biến động trong thời gian vừa qua. Chính nhờ chính sách thích hợp mà VPBank đã là một trong 100 thương hiệu có tiếng trong cả nước. Trong năm 2007, VPBank đã thực hiện việc thay đổi đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu (biển hiệu, nội thất..) tại tất cả các điểm giao dịch trong hệ thống. Có thể nói đến nay hệ thống nhận diện mới đã phát huy hiệu quả rất lớn trong công tác xây dựng hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp cho VPBank.Năm 2007 VPBank đã thực hiện tài trợ cho một số chương trình truyền hình lớn chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng: chương trình “Doanh nghiệp 24H” trên VTC, chương trình game show “Nhà đầu tư tài ba” của Đài truyền hình Việt Nam và một số chương trình thời sự quốc tế,... Thương hiệu VPBank đến nay đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển khách hàng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả hoạt động của VPBank.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.doc (Trang 45 - 49)