0
Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các nớc Châ uá và liên hệ vớ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2010.DOC (Trang 33 -37 )

IV. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nớc châu á

2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở các nớc Châ uá và liên hệ vớ

hệ với vùng Đồng bằng Sông Hồng

2.1. Một số nhận xét về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại các nớc Châu á

Từ khi bắt đầu công nghiệp hoá, kinh tế trang trại ở các nớc Châu á đã hình thành và phát triển và đến khi đạt trình độ công nghiệp hoá cao, kinh tế trang trại vẫn tồn tại, và đóng vai trò chủ lực trong nền công nghiệp sản xuất nông sản hàng hoá, giống nh ở các nớc công nghiệp phát triển Âu Mĩ. Thực tế đã chứng minh kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, là lực lợng xung kích sản xuất nông sản hàng hoá.

Đặc điểm của kinh tế trang trại các nớc Châu á là quy mô nhỏ bé, phổ biến quy mô bình quân trên dới 1 ha chỉ bằng 1/20- 1/10 của các nớc Tây Âu và bằng 1/200- 1/100 của các nớc Bắc Mĩ. Nhng các trang trại quy mô nhỏ Châu á vẫn còn những tính chất cơ bản của kinh tế trang trại, nh đảm bảo tỉ suất hàng hoá cao, khối lợng nông sản nhiều (khi các trang trại sản xuất chuyên môn hoá từng mặt hàng ở vùng tập trung) vẫn dung nạp đợc các trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp từ các trang trại nhỏ trên dới 1 ha đã có cơ giới liên hoàn, đồng bộ các khâu sản xuất lúa, và nhiều cây khác... Tất nhiên, quy mô đất đai của các trang trại lớn hay nhỏ không phải là điều kiện quyết định năng lực sản xuất nông sản hàng hoá và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Kinh tế trang trại ở các nớc Châu á đến nay vẫn có nhiều quy mô cực nhỏ (dới 0,5 ha), nhỏ (trên dới 1 ha), vừa (3 - 5 ha) và lớn (8 - 10ha), cơ cấu quy mô khác nhau nay tiếp tục tồn tại lâu dài.

Tiêu chí phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế tiểu nông chủ yếu là dựa vào tiêu chí sản xuất hàng hoá tỉ suất cao, khối lợng và giá trị sản lợng nhiều, không phải dựa vào quy mô lớn, vốn đầu t nhiều, số lợng lao động sử dụng nhiều...

Kinh tế trang trại ở Châu á có hai loại hình phổ biến: trang trại sản xuất theo phơng thức gia đình và trang trại sản xuất theo phơng thức t bản chủ nghĩa.

Trang trại gia đình là loại trang trại phổ biến nhất ở các nớc Châu á cũng nh ở các nớc Âu Mĩ. Còn trang trại t bản t nhân chiếm số lợng và tỉ trọng không lớn trong tổng số trang trại, vì sản xuất kinh doanh nông nghiệp trực tiếp, thành phần đầu t vốn nhiều, dài hạn, thu hồi chậm, lợi nhuận thấp, không hấp dẫn đối với các nhà đầu t t bản t nhân.

Kinh tế trang trại ở các nớc Châu á phát triển ở tất cả các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển, nhng ở mỗi nớc có bớc đi cụ thể riêng, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội. ở Nhật Bản đồi núi và đồng bằng đan xen nhau, nên kinh tế trang trại phát triển đồng thời ở các vùng trong cả nớc. ở Thái Lan, phát triển trang trại trồng lúa và chăn nuôi lợn gà, xuất khẩu tập trung ở đồng bằng trung tâm, trang trại trồng sắn xuất khẩu vùng đồi núi và trang trại nuôi tôm xuất khẩu ở vùng ven biển. Malaysia, Indonesia thì tập trung phát triển kinh tế trang trại ở vùng đồi núi trớc là vùng sản xuất cao su, cọ dầu, hồ tiêu, ca cao, là những nông sản xuất khẩu có giá trị còn ở đồng bằng thì trồng lúa, kinh tế trang trại phát triển chậm phát triển hơn vì ở đây quỹ đất hạn chế, sản lợng hàng hoá ít.

2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng

- Trớc hết cần xoá bỏ ngay quan niệm về kinh tế trang trại là phải sản xuất trên những diện tích đất đai rộng lớn nhất là khi mà ở vùng Đồng bằng Sông Hồng, điều kiện này không dễ đáp ứng. Chúng ta nên nhận định trang trại từ tính chất sản xuất hàng hoá của nó.

- Phải nhanh chóng nâng cao trình độ cơ giới hoá trong các trang trại để sản xuất không bị lạc hậu.

- Trong giai đoạn đầu, cơ cấu sản xuất của các trang trại còn hỗn tạp để tận dụng mọi năng lực sản xuất hiện có, nhng sau dần chuyển sang cơ cấu mang tính chuyên canh và một loại nông, lâm, hải sản nhất định. Về lâu dài, sẽ kết hợp các hoạt động sản xuất nông nghiệp và hoạt động phi nông nghiệp (nh dịch vụ chẳng hạn) để nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại.

- Mô hình trang trại gia đình đang và sẽ là loại hình trang trại phổ biến và thích hợp. Nó bao gồm trang trại gia đình tiểu chủ vừa sử dụng lao động gia đình vừa thuê thêm lao động thời vụ và thờng xuyên với số lợng khác nhau, đ- ợc nhà nớc chủ trơng khuyến khích. Chính loại lao động tiểu chủ là lực lợng lao động có nhiều tiềm năng sản xuất nông sản hàng hóa hiện nay. Mô hình này có nhiều u điểm nổi bật:

+ Có khả năng dung nạp những trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau

+ Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau + Có khả năng dung nạp các cấp độ công nghệ khác nhau

+ Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế khác nhau: kinh tế gia đình, kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác, kinh tế nhà nớc.

Các chính sách phát triển kinh tế trang trại của nhà nớc sẽ phải tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình nông dân có thể sản xuất theo mô hình này.

- Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng, từ yêu cầu đặt ra của công nghiệp hoá, chúng ta có thể vận dụng một cách sáng tạo những bài học của các nớc bạn, phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, sản xuất thóc gạo hàng hoá ở những nơi có điều kiện xuất khẩu, trang trại trồng cây con cần --- 36

ít đất, trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá cảnh, trăn rắn, baba... có thể đạt hiệu quả kinh tế cao.

-Về vấn đề phân hoá thu nhập: có nhiều ý kiến cho rằng kinh tế trang trại là “lối làm ăn của ngời giàu”, bởi những nông dân nghèo thì khó mà có đủ vốn để làm trang trại, đồng thời cho rằng không nên khuyến khích loại hình trang trại t bản t nhân vì nó có thể dẫn đến sự t bản hoá sản xuất nông nghiệp. Đúng là nhờ kinh tế trang trại, một bộ phận dân c đã có mức thu nhập cao hơn hẳn và cũng làm phân hoá giàu nghèo, nhng thực tế là nó không làm cho những ngời nghèo nghèo đi và cũng không làm tăng số ngời nghèo, trái lại còn giải quyết việc làm cho một phần đáng kể lực lợng lao dộng nữa. Hơn thế, nông nghiệp Việt Nam còn quá lạc hậu, thu nhập của ngời nông dân Việt Nam thấp so với thu nhập của nông dân các nớc trong khu vực và trên thế giới, vì thế để đuổi kịp họ về trình độ sản xuất, về mức sống dân c, về khả năng cạnh tranh của nông sản, thì kinh tế trang trại là sự lựa chọn số một, sự lựa chọn đúng đắn và hiệu quả.

Chơng II: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng Sông Hồng thời gian qua

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2010.DOC (Trang 33 -37 )

×