Phương hướng quản lý

Một phần của tài liệu bai tập lớn kinh tế ngoại thương (Trang 30 - 33)

Chương 3: Phương hướng nhập khẩu hàng điện thoại và linh kiện khi VIệt Nam thực hiện đầy đủ cam kết WTO.

3.2 Phương hướng quản lý

Mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thời kỳ 2011- 2020 là phát triển nhanh phải đi đôi với phát triển bền vững. Tăng trưởng về số lượng phải đi liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh

của nền kinh tế. Trong khi khai thác các yếu tố phát triển theo chiều rộng, phải đặc biệt coi trọng các yếu tố phát triển theo chiều sâu. Phải gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo. Từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Phải rất coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường ngay trong từng bước phát triển, không gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo đảm ổn định chính trị – xã hội; ổn định chính trị – xã hội là tiền đề, điều kiện để phát triển nhanh và bền vững. Đây là quan điểm định hướng cho các ngành, các lĩnh vực xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững.

Định hướng nhập khẩu:

- Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển.

- Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu.

- Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật…

- Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn.

Như vậy trong những năm tới, do phải thực hiện những cam kết với WTO, nên thuế nhập khẩu của mặt hàng điện thoại và linh kiện từ thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói chung sẽ được cắt giảm. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu điện thoại cũng như người tiêu dùng sẽ được mua hàng với giá rẻ hơn. Nhưng cũng đặt ra một vấn đề về việc buôn bán nhập khẩu hàng lậu không đảm bảo chất lượng.

Kết luận

Như vậy hoạt động nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất kể từ năm 2010 trở lại đây. Chứng

tỏ nhu cầu về điện thoại di động trong nước lớn. Và có xu hướng không ngừng tăng trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy chình phủ và các cơ quann chức năng cần xem xét và đưa ra những biện pháp chặt chẽ hơn nữa để quản lý mặt hàng nhập khẩu này. Khắc phục những điểm còn rườm rà và hạn chế trong biện phap quản lý hiện nay. Mang lại lợi ích và hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng. Từ đó đưa ra phương hướng đúng đắn trong việc quản lý nhập khẩu mặt hàng này trong giai đoạn tiếp theo.

Do kiến thức còn hạn chế, nên bài tập của em còn nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo thông cảm và cho nhận xét để giúp em tiến bộ! Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu bai tập lớn kinh tế ngoại thương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w