Những cam kết của Việt Nam.

Một phần của tài liệu bai tập lớn kinh tế ngoại thương (Trang 26 - 30)

Chương 3: Phương hướng nhập khẩu hàng điện thoại và linh kiện khi VIệt Nam thực hiện đầy đủ cam kết WTO.

3.1 Những cam kết của Việt Nam.

Ngày 7-11-2006, phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO đã thông qua Báo cáo của Ban Công tác và các văn kiện gia nhập của Việt Nam. Các thành viên WTO đã đón nhận Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Ngay sau lễ kết nạp, với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng Giám đốc P. Lamy đã ký Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO. Một số cam kết có liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu):

Kể từ khi gia nhập, ta cho phép DN và cá nhân nước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như DN và cá nhân Việt Nam, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thương mại Nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm). DN và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu, không bao gồm quyền phân phối trong nước.

Thuế nhập khẩu, các loại thuế và các khoản thu khác:

Ta cam kết sẽ áp dụng thuế nhập khẩu theo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thành viên WTO (trừ những trường hợp ngoại lệ được WTO cho phép). Nếu tăng thuế nhập khẩu, ta sẽ thực hiện theo quy định của WTO. Ta cũng cam kết không duy trì các loại thuế và khoản thu áp dụng riêng cho hàng nhập khẩu (trên thực tế các phụ thu này đã được bãi bỏ).

Ta cam kết sẽ áp dụng, phân bổ và quản lý hạn ngạch thuế quan một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân thủ theo đúng các quy định của WTO.

Miễn giảm thuế nhập khẩu:

Ta cam kết sẽ miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn, giảm thuế với các yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa.

Phí và lệ phí áp dụng với dịch vụ công:

Ta cam kết sẽ áp dụng các loại phí và lệ phí theo quy định của WTO, cụ thể là mức phí sẽ phản ánh đúng giá trị của dịch vụ được cung ứng. Mức phí quá cao đang áp dụng với một số dịch vụ (chủ yếu là phí hải quan), vì vậy, sẽ phải điều chỉnh lại khi ta vào WTO.

Thuế nội địa:

Cách áp nhiều mức thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia dựa trên nồng độ cồn của ta hiện nay gián tiếp vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Ta cam kết trong vòng 3 năm sau khi gia nhập sẽ điều chỉnh lại cách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định của WTO. Cụ thể, đối với rượu trên 20 độ cồn, ta hoặc là sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm; đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.

Biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu (bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu...):

Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31-5-2007 phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Với thuốc lá điếu và xì gà, ta cho phép một DN thương mại Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà.

Với ô tô cũ, ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm với mức thuế nhập khẩu được xác định trong Biểu cam kết về thuế và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Ta bảo đảm cơ chế cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm nhằm mục đích kiểm duyệt sẽ tuân thủ theo các quy định về minh bạch hóa của WTO.

Xác định trị giá tính thuế nhập khẩu:

Ta cam kết tuân thủ Hiệp định về xác định trị giá tính thuế nhập khẩu của WTO ngay từ khi gia nhập.

Quy tắc xuất xứ:

Ta cam kết tuân thủ Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO từ thời điểm gia nhập. Trên thực tế, nước ta không duy trì các quy định về xuất xứ vi phạm quy định của hiệp định này.

Thủ tục hải quan khác và giám định trước khi giao hàng:

Ta cam kết tuân thủ Hiệp định về giám định (giám định bắt buộc) trước khi xếp hàng cũng như các hiệp định có liên quan khác của WTO. Trên thực tế, các quy định hiện hành của nước ta không mâu thuẫn với các quy định của WTO.

Chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ:

Việt Nam cam kết tuân thủ các hiệp định có liên quan của WTO khi áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó, Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng quy chế “phi thị trường” đối với nước ta.

Năm 2013, Việt Nam phải tiếp tục cắt giảm 214 dòng thuế nhập khẩu phù hợp với cam kết WTO. Theo đó, việc cắt giảm sẽ được thực hiện đối với các nhóm, ngành hàng bao gồm: cá hồi tươi sống, cá trích đông lạnh; rượu mạnh; chế phẩm trang điểm và vệ sinh; hạt nhựa, tấm, phiến nhựa và một số sản phẩm nhựa khác; giấy cuộn; máy ly tâm hoạt động bằng điện có công suất trên 500lít/giờ; micro và loa; băng đĩa đã và chưa ghi; camera ghi hình; rơ le; cáp điện thoại; ôtô các loại, các xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người thuộc nhóm 8703; một số bộ phận khung gầm và thân xe ôtô.

Việc tiếp tục cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu thể hiện sự nghiêm túc thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2013, các nhóm ngành hàng được giảm thuế chủ yếu trong phạm vi từ 0-5%. Thuế suất thuế nhập khẩu giảm sẽ giúp người tiêu dùng trong nước có thêm nhiều cơ hội được tiếp cận, sử dụng các mặt hàng có chất lượng cao với mức giá rẻ hơn. Đối với các ngành sản suất phải nhập khẩu nguyên liệu, thuế suất thuế nhập khẩu giảm sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm, qua đó người tiêu dùng sẽ gián tiếp được hưởng lợi từ các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu bai tập lớn kinh tế ngoại thương (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w