ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Hiệu quả môi trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 113 - 116)

- Năm 2010: (i) Số người tham gia đánh giá: Cán bộ khoa hoc: 05 người, Nông dân: 10 người (trong đó có 04 nữ);

3.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Hiệu quả môi trƣờng

3.1. Hiệu quả môi trƣờng

(i) Hiệu quả về môi trường

- Nhờ cung cấp phân bón đầy đủ nên đã tăng hàm lượng mùn từ 0,05 -0,1%; tăng độ pH từ 0,2-0,5 và cải thiện kết cấu đất. Việc canh tác lạc xen sắn đã góp phần tăng độ che phủ đất 50-80% trong thời gian 3-3,5 tháng. Do áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp, bón phân (tăng cường sử dụng phân chuồng hoai muc, phân vi sinh, hạn chế sử dụng phân hóa học), chăm sóc hợp lý nên hạn chế sâu bệnh hại, qua đó giảm lượng thuốc BVTV so với canh tác đang sản xuất đại trà của bà con nông dân. Không bị ảnh hưởng bởi môi trường.

- Ngoài năng suất quả lạc 25 - 30 tạ/ha không trả lại cho đất, thì chất xanh còn lại của thân, lá, rễ lạc trả lại cho đất là 34,50 tấn/ha (gieo 1 hạt/ hốc). Sau khi thu hoạch lạc, thân và lá dùng để che phủ gốc sắn nhằm duy trì độ ẩm đất và còn trả lại chất hữu cơ cho đất; hoặc được sử dụng để ủ và chế biến thành thức ăn để hỗ trợ trong công tác vỗ béo bò với số lượng từ 8-10 con/ha trong vòng 3 tháng. Từ việc nuôi bò vỗ béo sẽ cho 4-6 tấn phân chuồng, đây là lượng phân bón chủ yếu để bón lại cho đất trong các vụ tiếp theo. Nhờ bón phân chuồng cho đất cát nên tăng khả năng giữ ẩm cho đất và như vậy tiết kiệm được nước tưới cho cây trồng.

- Hạn chế sử dụng thuốc BVTV, dùng phân hữu cơ nên thân thiện với môi trường. nên góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

(ii) Mức độ thích ứng đối với điều kiện biến đổi khí hậu

- Cây sắn có những lợi thế như: chịu được những vùng đất xấu, bạc màu, khô hạn (lượng mưa từ 500 – 1.000 mm/ năm có thể trồng sắn) nên có thể đáp ứng với điều kiện khó khăn của vùng (DHNTB được xem như vùng nắng nóng khô hạn, lũ lụt, gió bão thường xuyên xãy ra,... nơi nhạy cảm và chịu nhiều rủi ro nhất trong cả nước ). Trong trường hợp nước biển dâng do biến đổi khí hậu thì các ruộng lúa bị ngập nên canh tác lúa nước gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, cây sắn và cây lạc có thể trồng được trên nhiều chân đất khác.

- Các giống sắn và giống đậu đỗ đưa vào khảo nghiệm được bố trí t rong cùng điều kiện là đất cát và đồi núi, vì vậy, giống cho năng suất cao được xác định sẽ là giống thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh nơi nghiên cứu (đất khô hạn, đất đang bị thoái hóa). Đặc biệt, giống sắn SM2075-18 có năng suất từ 28,3-34,0 tấn/ha, vượt hơn đối chứng

KM94 là 20% (năng suất KM94 từ 24,0-28,0 tấn/ha), tỷ lệ tinh bột trên 26%; khả năng thay thế được giống KM94 đang có nguy cơ bị bệnh chổi rồng.

- Sắn là cây ít sâu bệnh hại nên ít sử dung thuốc BVTV, trong khi giống sắn SM2075-18 có khả năng không bị nhiễm bệnh chổi rồng như giống KM 94 đang sản xuất đại trà nên càng ít sử dụng thuộc BVTV hơn. Các giống lạc đã thích ứng với vùng này nên việc sử dụng thuốc BVTV cũng giảm.

(iii) Các hiệu quả/ tác động khác

- Trồng sắn thuần nên năng suất sắn giảm nhanh và sau trồng 2-3 vụ liên tiếp thì đất sẽ nhanh chóng bị thoái hóa. Bón phân, vôi cân đối, hợp lý (nhất là bón phân hữu cơ), trồng xen cây đậu đỗ với tỷ lệ xen hợp lý (4 hàng lạc hoặc 2 hàng đậu xanh/ đậu đen giữa 2 hàng sắn) đã cho năng suất cao, bền vững về môi trường đất. Vì vậy, ngoài tăng năng suất sắn bền vững, có thêm sản phẩm cây trồng xen có giá trị, còn góp phần hạn chế thoái hóa đất và hoang mạc hóa; tăng thêm thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác từ 30 - 40%, qua đó tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng nghiên cứu.

- Quy trình kỹ thuật canh tác đơn giản, người dân được tập huấn, có thể tiếp thu và áp dụng để sản xuất được.

- Cung cấp nguyên liệu hàng hóa cho thị trường (nhà máy chế biến tinh bột sắn, quả lạc phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước)

Đất trống đồi núi trọc và đất cát vùng DHNTB khoảng 1.452.683 ha (đất cát biển là 250.000 ha, trong đó đất cát biển ổn định chiếm diện tích trên dưới 100.000 ha; đất trống đồi núi trọc chiếm 1.202.683 ha). Diện tích cây sắn của các tỉnh DHNTB (từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà) là 70.181 ha, trong đó diện tích lớn nhất là Quảng Ngãi với diện tích trên 19.453 ha, sau đó là Phú Yên (16.000 ha); năng suất bình quân của vùng là 18,1 tấn/ha, trong đó năng suất cao nhất là Bình Định đạt 22,1 tấn/ha; thấp nhất là Đà Nẵng – 14,0 tấn/ha; Quảng Nam – 14,5 tấn/ha. Sản lượng sắn tươi cả vùng là 1.270.657 tấn. (Cục Trồng trọt, 2011). Mỗi tỉnh trong vùng có ít nhất là 1 nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu, các tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên có ít nhất 3 nhà máy/ tỉnh, ngoài ra Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã xây dựng nhà máy chế biến dầu sinh học (biodiesel). Như vậy, đầu ra cho cây sắn là rất lớn và cung cấp nguyên liệu củ sắn tươi.

Một số cây trồng xen như lạc là cây trồng hàng hóa xuất khẩu của các tỉnh DHNTB, trong đó nhiều nhất là tỉnh Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi; cây đậu xanh, đậu đen đều tiêu thị trường trong tỉnh và xuất khẩu. Giá các nông sản trồng xen tăng và ổn đinh, trong đó giá lạc trên 20.000 – 25.000 đ/kg, giá đậu xanh, đậu đen gần 20.000 - 40.000 đ/kg đã mang lại hiệu quả cho những mô hình trồng xen của đề tài.

114

3.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội (i) Hiệu quả về xã hội/ giới (i) Hiệu quả về xã hội/ giới

- Có 20 cán bộ khuyến nông, gần 50 hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình. Đề tài đã tổ chức 3 lớp tập huấn với 150 lượt học viên; 3 hội nghị đầu bờ với 120 lượt đại biểu tham dự.

- Đa số người tham gia thực hiện mô hình và tham gia tập huấn, hội nghị đầu bờ là hộ nghèo, hộ cận nghèo và nữ nông dân nghèo, tỷ lệ nữ chiếm 30%. Từ kết quả này, nữ nông dân đã tiếp cận với TBKT mới, với dự án cộng đồng, với nguồn vốn vay, biết lên kế hoạch sản xuất cho mùa vụ, biết được thông tin về thị trường, biết được sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn (VietGap, AseanGap, EuroGap,…). Ngoài ra, còn lồng ghép việc xây dựng mô hình với chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo sinh kế cho nữ nông dân.

- Chỉ riêng tại huyện Phù Cát – Bình Định, từ kết quả nghiên cứu của năm 2009 và 2010 của đề tài, trong đó có mô hình lạc xen sắn trên vùng đất cát có hiệu quả thiết thực với nông dân trong vùng, nên vào năm 2011 diện tích nhân rộng mô hình tại xã thực hiện thí nghiệm là 349 ha với 698 hộ. Chứng tỏ hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường rất lớn nên nhân rộng mô hình mới tăng nhanh và bền vững như vậy.

(ii) Hiệu quả về kinh tế (thu nhập) cho nông dân nghèo

- Hiệu quả kinh tế của mô hình lạc xen sắn là rất cao, trong đó, trồng xen 4 hàng lạc giữa 2 hàng sắn đã cho năng suất thực thu lạc trong mô hình đạt 22,9 tạ/ha; lạc trong mô hình luân canh 30,3 tạ/ha; trong mô hình trồng xen 2 hàng lạc là 11,2 tạ/ha; với giá lạc là 23.000 đồng/kg và năng suất sắn theo thứ tự là 27,9 tấn/ha; 30,3 tấn/ha; 23,2 tấn/ha (sắn trồng thuần) và 20,2 tấn/ha nên lãi ròng của 4 hàng lạc xen sắn là 64,198 triệu đồng/ ha và theo thứ tự là 55,075 tr.đ/ha; 21,448 tr.đ/ha và 34,180 tr.đ/ha . Tương tự, tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 2,12; 1,62; 1,61 và 1,56. Như vậy, hầu hết các hộ tham gia xây dựng mô hình và ứng dụng mở rộng mô hình đều có thu nhập rất cao (lãi ròng 64,198 triệu đồng/ ha), tăng hơn đối chứng (sắn trồng thuần) là 3,0 lần và tăng hơn trồng luân canh (lạc – sắn) là 1,2 lần.

- Mức đầu tư thấp hơn 16,2%: So với mô hình lạc xen sắn với mô hình luân canh Lạc – Sắn cho thấy mức độ đầu tư thấp hơn gồm lao động (làm đất, chăm sóc sắn), phân bón, tưới nước cho sắn (trong trường hợp nắng hạn kéo dài từ tháng 5-7).

- Người nghèo và cận nghèo có thể đầu tư để sản xuất mô hình lạc xen sắn được (vật tư 15,08 triệu đồng/ha có cả chi phí cho hom sắn và phân chuồng người dân có thể tự túc được).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 113 - 116)