Trở ngại trong việc sản xuất sắn tại các vùng điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 33 - 35)

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀ

1.1.2.5.Trở ngại trong việc sản xuất sắn tại các vùng điều tra

1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1.1.2.5.Trở ngại trong việc sản xuất sắn tại các vùng điều tra

Bảng 14. Trở ngại trong sản xuất sắn trên đất dốc và đất cát (tỷ lệ %) Trở ngại Quảng Ngãi Bình Định Ninh Thuận BQ 3 tỉnh

Có Không Có Không Có Không Có Không

1. Đất đai 25,0 75,0 65,0 35,0 80,0 20,0 56,7 43,3 2. Độ dốc 15,0 85,0 72,5 27,5 72,5 27,5 53,3 46,7 3. Xói mòn 20,0 80,0 72,5 27,5 75,0 25,0 55,8 44,2 4. Nước tưới 40,0 60,0 82,5 17,5 82,5 17,5 68,3 31,7 5. Thời tiết 50,0 50,0 82,5 17,5 77,5 22,5 70,0 30,0 6. Hệ thống đai rừng bảo vệ 22,5 77,5 17,5 82,5 17,5 82,5 19,2 80,8 7. Vận chuyển (vật tư, sản phẩm 30,0 70,0 46,3 53,7 47,5 52,5 41,3 58,7 8. Giống 15,0 85,0 20,0 80,0 20,0 80,0 18,3 81,7 9. Kỹ thuật canh tác 45,0 55,0 72,5 27,5 62,5 37,5 60,0 40,0 10. Sâu bệnh 40,0 60,0 67,5 32,5 60,0 40,0 55,8 44,2 11. Quản lý bảo vệ 10,0 90,0 30,0 70,0 30,0 70,0 23,3 76,7 12. Tiêu thụ sản phẩm 25,0 75,0 68,8 31,2 70,0 30,0 54,6 45,4 13. Chất lượng sản phẩm 17,5 82,5 47,5 52,5 52,5 47,5 39,2 60,8 14. Giá cả sản phẩm 45,0 55,0 67,5 32,5 65,0 35,0 59,2

15. Giá cả vật tư (phân bón,

thuốc BVTV) 45,0 55,0 85,0 15,0 82,5 17,5 70,8 29,2 16. Vốn sản xuất 47,5 52,5 77,5 22,5 75,0 25,0 66,7 33,3 17. Lao động 15,0 85,0 42,5 57,2 70,0 30,0 42,5 57,4

18. Cơ chế, chính sách 25,0 75,0 76,3 23,7 92,5 7,5 64,6 35,4 19. Thông tin thị trường 35,0 65,0 80,0 20,0 85,0 15,0 66,7 33,3

- Những thuận lợi trong sản xuất sắn trên đất dốc và đất cát: Hệ thống đai rừng bảo vệ; Vận chuyển; Giống; Quản lý bảo vệ; Chất lượng sản phẩm; Lao động.

- Những khó khăn trong sản xuất sắn trên đất dốc và đất cát: Đất đai; Độ dốc; Xói mòn; Nước tưới; Thời tiết; Kỹ thuật canh tác; Sâu bệnh; Tiêu thụ sản phẩm; Giá cả sản phẩm; Giá cả vật tư; Vốn sản xuất; Cơ chế chính sách ; Thông tin thị trường.

Như vậy, đã có 12/18 (66,7%) trở ngại đến nông dân canh tác sắn và đây là những trở ngại mà các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan khoa học, các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm để tháo gở để tạo điều kiện tốt nhất cho người trồng sắn.

Tóm lại:

(1) Điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết), lao động ở 6 huyện điều tra của 3 tỉnh (Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận) là thuận lợi cho sinh trưởng phát triển và sản xuất cây sắn. Tuy nhiên, tình hình sản xuất sắn ở 3 tỉnh điều tra nói riêng và vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói chung với năng suất cây sắn còn thấp và còn nhiều hạn chế cho việc phát triển bền vững cây sắn, đó là:

- Năng suất sắn mới chỉ đ ạt ở mức trung bình đến khá nên thu nhập từ trồng sắn cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Cho nên trong thời gian qua chỉ coi việc sản xuất sắn chỉ là cây giải quyết ngày công lao động. Vì vậy, để tăng năng suất và thu nhập từ việc trồng sắn nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, canh tác bền vững và nhất là phải trồng xen cây đậu đỗ để có thu nhập từ cây trồng xen.

- Chất lượng củ sắn tươi (tỷ lệ bột) đạt ở mức độ khá vì nông dân đã biết trồng giống sắn cao sản năng suất cao, chất lượng tốt (KM94).

- Trồng sắn đã làm cho môi trường đất bị xấu đi (gây xói mòn đất, thoái hóa đất). - Trồng sắn không ảnh hưởng xấu đến tình hình xã hội.

- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất sắn tại vùng đất dốc và đất cát: (i) Vận chuyển; (ii) Giống; (iii) Quản lý bảo vệ; (iv) Chất lượng sản phẩm (tỷ lệ tinh bột); (v) Nguồn lao động dồi dào. Đồng thời cũng còn những khó khăn trong sản xuất sắn: (i) Đất đai; (ii) Độ dốc; (iii) Xói mòn; (iv) Nước tưới; (v) Thời tiết; (vi) Kỹ thuật canh tác; (vii) Sâu bệnh; (viii) Tiêu thụ sản phẩm; (ix) Giá cả sản phẩm; (x) Giá cả vật tư; (xi) Vốn sản xuất; (xii) Cơ chế chính sách; (xiii) Thông tin thị trường.

(2) Để phát triển bền vững cây sắn trên vùng đất cát và đất đồi gò vùng DHNTB cần thực hiện một số công việc sau:

- Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống và biện pháp canh tác bền vững cây sắn trên vùng đất còn nhiều kho khăn (đất cát và đất đồi gò) bằng các hình thức xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên.

- Hỗ trợ kinh phí cho các hộ sản xuất sắn bền vững thông quan xây dựng mô hình, vốn vay ưu đãi… thông qua các dự án phát triển sản xuất sắn

- Chính quyền và các cơ quan chức năng cần quan tâm đến cơ chế chính sách, khuyến nông, cung cấp thông tin về cây sắn, về tiêu thụ sản phẩm. Nên bố trí, sắp xếp hệ thống tiêu thụ sắn nhằm giảm bớt các khâu trung gian. Các Nhà máy chê biến tinh bột sắn cần có chính sách phát triển vùng nguyên liệu bền vững và cam kết tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật canh tác tổng hợp đối với cây sắn theo hướng hiệu quả và bền vững trên đất cát biển và đất đồi gò ở vùng duyên hải nam trung bộ (Trang 33 - 35)