IV/ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM GIẤU TIN VÀ THÁM TIN
4.9.1/ Khả năng chống bị phát hiện giấu tin bởi các kỹ thuật thám tin
- Từ các thực nghiệm ta có thể thấy được sự hiệu quả của kỹ thuật Visual Attack chủ yếu dựa vào đặc điểm của ảnh mang tin. Kỹ thuật Visual Attack đặc biệt hiệu quả đối với những ảnh có nhiều vùng thuần nhất (Ví dụ: ảnh “Man2.bmp” và ảnh “Teapot.bmp” ). Những ảnh này sau khi Visual Attack loại bỏ các bit cao của điểm ảnh, chỉ giữ lại các LSB thì các dấu hiệu bất thường đã xuất hiện trên các vùng ảnh thuần nhất, đó là các vùng chứa các bit của thông tin mật đã được giấu trong ảnh. Tuy nhiên, Visual Attack lại kém hiệu quả đối với những ảnh hầu như không có vùng ảnh thuần nhất hay có sự phân bố các mức xám tương đối đều (Ví dụ: ảnh “Lena.bmp”, “Goldhill.bmp”, “Peppers.bmp”, “Himal.bmp” ). Do đó ta sẽ chỉ đánh giá khả năng chống bị thám tin bởi Visual Attack của các kỹ thuật giấu tin đối với những ảnh có nhiều vùng thuần nhất.
- Các kỹ thuật giấu tin được sử dụng theo cách thông thường cho những ảnh có nhiều vùng thuần nhất như ảnh “Man2.bmp” và ảnh “Teapot.bmp”, đều dễ dàng bị phát hiện bởi Visual Attack. Tuy nhiên, đối với các kỹ thuật giấu tin theo hướng tiếp cận chia khối nói chung (như kỹ thuật giấu tin theo hướng tiếp cận chia khối đơn giản và các sơ đồ giấu tin theo hướng tiếp cận Mô- đun), nếu ta sử dụng giấu tin theo cách cải tiến thì kỹ thuật Visual Attack không còn hiệu quả. Thực nghiệm đã chỉ ra sau khi Visual Attack, kết quả của ảnh được giấu tin theo cách cải tiến và kết quả cuả ảnh gốc gần như tương tự nhau khi quan sát bằng mắt thường.
4.9.1.2/ Khả năng chống bị phát hiện bởi kỹ thuật Chi-Square
- Kỹ thuật giấu tin liên tiếp trên từng điểm ảnh dễ dàng bị phát hiện bởi kỹ thuật kiểm định Chi-Square
- Đối với kỹ thuật giấu tin theo hướng tiếp cận chia khối đơn giản (có tỷ lệ số điểm ảnh bị thay đổi trong từng khối trên tổng số điểm ảnh của
khối đó nhỏ hơn hoặc bằng 1/5 ) và các sơ đồ giấu tin theo hướng tiếp cận Mô-đun, ta bắt gặp vấn đề đối với ảnh được chọn giấu tin:
+/ Trong trường hợp kỹ thuật kiểm định Chi-Square cho kết luận ảnh gốc không có giấu tin (tức trả về xác suất có tồn tại tin giấu là 0 như ảnh “Man2.bmp”, “Teapot.bmp”, “Himal.bmp”), thì đối với ảnh được giấu tin bằng các sơ đồ giấu theo hướng tiếp cận Mô-đun như (1, 5, 4), (1, 6, 4), (1, 7, 4), (1, 7, 3) hay bằng kỹ thuật giấu tin theo hướng tiếp cận chia khối đơn giản (có tỷ lệ số điểm ảnh bị thay đổi trong từng khối trên tổng số điểm ảnh của khối đó nhỏ hơn hoặc bằng 1/5 ), kỹ thuật kiểm định Chi-square cũng trả về xác suất tồn tại tin giấu là 0.
+/ Trong trường hợp kỹ thuật kiểm định Chi-Square cho kết luận nghi ngờ ảnh gốc có giấu tin (tức trả về xác suất có tồn tại tin giấu là từ lớn hơn 0 đến 0.9 như ảnh “Lena.bmp”, “Goldhill.bmp”), thì đồ thị thám tin của Chi- square đối với ảnh được giấu tin bằng các kỹ thuật này bắt đầu có biến động, đặc biệt ở những vùng mà ảnh gốc bị kết luận là nghi ngờ có giấu tin. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, ảnh được giấu tin bởi các sơ đồ như (1, 7, 3), (1, 7, 4), (1, 6, 4) đều được trả về kết quả xác suất có giấu tin nhỏ hơn 0.4 tức là mức khá an toàn (mức không an toàn là từ 0.9 đến 1). Còn đối với ảnh được giấu bởi sơ đồ (1, 5, 4) hoặc bằng thuật giấu tin theo hướng tiếp cận chia khối đơn giản có tỷ lệ số điểm ảnh bị thay đổi trong từng khối trên tổng số điểm ảnh của khối đó bằng 1/5, thì được trả về kết quả xác suất có giấu tin < 0.9, cũng là ở mức an toàn.
+/ Trong trường hợp kỹ thuật kiểm định Chi-Square cho kết luận ảnh gốc có giấu tin ở một số vùng ảnh (tức trả về xác suất có tồn tại tin giấu là từ 0.9 đến 1 như ảnh “Peppers.bmp”), thì những vùng này ở ảnh giấu tin cũng bị kết luận là có giấu tin.
Dù vậy, ở trong thực nghiệm, tác giả tiến hành giấu tin vào 100% ảnh gốc, nhưng đồ thị của kỹ thuật kiểm định Chi-square chỉ biến động ở một vùng nhất định, phần lớn những vùng này là những vùng mà kỹ thuật kiểm định Chi-square nghi ngờ ảnh gốc có giấu tin. Những vùng ảnh giấu tin còn lại đồ thị cho kết quả xác suất giấu tin bằng 0 hoặc xác suất khá nhỏ ở mức rất an toàn. Do đó, có thể
khẳng định giấu tin bằng kỹ thuật giấu tin theo hướng tiếp cận chia khối đơn giản ( có tỷ lệ số điểm ảnh bị thay đổi trong từng khối trên tổng số điểm ảnh của khối đó nhỏ hơn hoặc bằng 1/5 ) và bằng các sơ đồ giấu tin theo hướng tiếp cận Mô-đun được đề cập trong luận văn về cơ bản là an toàn đối với kỹ thuật kiểm định Chi- square. Để tăng mức an toàn, tốt nhất chúng ta nên chọn những ảnh gốc mà kỹ thuật kiểm định Chi-square kết luận không có tồn tại tin giấu để nhúng dữ liệu mật.