II/ KỸ THUẬT PHÁT HIỆN GIẤU TIN
2.1.3/ Cách giấu tin chống bị phát hiện bởi Visual Attack
Như đã đề cập ở trên, kỹ thuật thám tin bằng Visual Attack không hiệu quả đối với những ảnh có sự phân bố các mức xám tương đối đều (như ở hình 4.3 và 4.4 ). Tuy nhiên kỹ thuật này lại hiệu quả đối với những ảnh có sự phân bố các mức xám không đều tức các ảnh có nhiều vùng ảnh thuần nhất (như ở hình 4.1, 4.2 ).
Đối với những kỹ thuật giấu tin theo hướng tiếp cận chia khối nói chung, nếu ta giấu tin theo cách thông thường nghĩa là giấu các bit dữ liệu mật vào các khối ảnh một cách lần lượt, bắt đầu từ khối bên trái nhất trên cùng của ảnh đến khối cuối cùng cần để giấu tin, thì đối với những vùng ảnh thuần nhất sau khi lật các bit sẽ xuất hiện những điểm bất thường mà từ đó bằng mắt thường có thể khẳng định ảnh đó có giấu tin. Do vậy để chống bị phát hiện cần phải thay đổi cách giấu tin. Cách giấu tin cải tiến là sự kết hợp giữa việc giấu tin với việc sử dụng kỹ thuật Visual Attack kiểm tra từng khối ảnh trong quá trình giấu. Thay bằng việc giấu tin theo các khối một cách lần lượt từ trái qua phải, ta chỉ giấu tin vào những khối mà trước khi Visual Attack khối ảnh đó không phải là khối ảnh thuần nhất. Bên cạnh đó, những khối ảnh sau khi giấu tin trở thành khối ảnh thuần nhất thì bị coi là khối thất bại, và ta cũng không giấu tin vào những khối đó. Khi giải tin, ta sẽ không xét các khối ảnh thuần nhất.
Ưu điểm của cách giấu tin cải tiến so với cách giấu tin thông thường là khó bị phát hiện được bằng Visual Attack tuy nhiên lại giấu được ít lượng tin mật hơn.
Dưới đây là kết quả của ảnh được giấu tin theo cách cải tiến sau khi thám tin bằng Visual Attack
(a) (b)
(c) (d)
Hình 4.5:
Ảnh (a) là ảnh gốc
Ảnh (b) là ảnh gốc sau khi Visual attack.
Ảnh (c) là ảnh đã giấu tin bằng cách thông thường sau khi Visual Attack Ảnh (d) là ảnh đã giấu tin bằng cách cải tiến sau khi Visual Attack