-Giải pháp về phân bón : việc bón phân phải phù hợp với quy trình kỹ thuật, không bón quá nhiều gây lãng phí, làm giảm hiệu quả kinh tế .Giá phân bón từ nơi sản xuất khi đến tay người dân phải hợp lý và tận dụng một cách hiệu quả nguồn phân chuồng có sẳn từ chăn nuôi .
-Giải pháp về cơ sở hạ tầng : chính quyền địa phương cần phải quan tâm như xây dựng đường giao thông nối liền với các khu vực của phường để thuận lợi cho việc vận chuyển buôn bán Bưởi Thanh Trà với các vùng khác .Hệ thống thuỷ lợi cho việc tưới tiêu phải đồng bộ khắp các khu vực trong phường , cần phải cải tạo và nâng cấp kết cấu hạ tầng, thực hiện dự án tiêu úng, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để chống úng cho cây Thanh trà.
-Giải pháp về giống : Cán bộ kỹ thuật cần phải trực tiếp huấn luyện cho nông dân tự nhân giống bằng các cách chiết, ghép khác nhau đúng với quy trình kỹ thuật . Mặt khác, cần liên hệ với trung tâm cây giống để có nguồn cung cấp giống tốt cho địa phương, tránh nhập về loại giống tạp giao.
-Giải pháp về vốn : cần phải có chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn, thủ tục đơn giản, thời gian vay dài, lãi suất ưu đãi. Việc giải ngân vốn vay phải kịp thời vụ. Đồng thời tăng cường vai trò của các tổ chức, hội như: hội nông dân, hội phụ nữ trong việc cho người dân vay vốn sản xuất.
-Giải pháp về thị trường : tăng cường tìm kiếm thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh đặc biệt là các nhà máy chế biến. Cần lập ra các cơ sở đứng ra thu mua sản phẩm tránh tình trạng mua đi bán lại, ép giá đối với người nông dân, tạo thông tin ổn định giữa người mua và người bán.
-Giải pháp về bảo vệ thực vật : cần phổ biến kỹ thuật và phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho nông dân nhằm hạn chế sâu, bệnh lan tràn làm giảm chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng.
PHẦN V