Nhóm các nhân tố kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cây bưởi thanh trà thủy biều (Trang 27 - 31)

- Vốn: Trong sản xuất kinh doanh, vốn là một yếu tố hết sức quan trọng đóng vai trò quyết định, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp khi muốn phát triển, mở rộng quy mô đầu tư. Tuy nhiên, do đa phần nông dân của chúng ta còn nghèo, sản xuất manh mún, tự cung tự cấp là chủ yếu, ít vốn nên hạn chế khả năng đầu tư cho mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm rất lớn. Sản xuất Thanh trà đòi hỏi đầu tư nhiều vốn cho chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…trong khi đó, đồng vốn quay vòng lại chậm, sau 5 năm trồng mới cho thu nhập đã gây không ít khó khăn cho người dân khi đầu tư. Điều này cho thấy, vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất.

Bảng 4.10. Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra.

Đơn vị tính: % TT Hạng mục Khu vực Không Có 1 Trường Đá 100 0 2 Long Thọ 100 0 3 Đông Phước 1 40 60 4 Đông Phước 2 40 60 5 Trung Thượng 60 40 6 Lương Quán 20 80 Trung Bình 60 40

Từ bảng số liệu trên ta thấy được tình hình sử dụng nguồn vốn của người dân vào việc đầu tư sản xuất : phân bón , giống , tưới tiêu , thuốc bảo vệ thực vật vẫn đang còn thấp chiếm 40% số vốn của các hộ điều tra .Hai khu vực được xem như không đầu tư vào sản xuất là khu vực Trường Đá và Long Thọ chiếm 100% . Nguyên nhân dẫn đến người dân hai khu vực này đầu tư nguồn vốn vào sản xuất là diện tích đất sản xuất của các hộ ít và đất đai không quù hợp cho việc phát triển cây Bưởi Thanh Trà nên sản lượng không cao .Những hộ trồng cây Bưởi Thanh Trà hai khu vực này chủ yếu là làm cảnh.

Phường Thuỷ Biều mà các hộ có đầu tư vốn cao nhất cho việc sản xuất là khu vực Lương Quán chiếm 80% ,tiếp đến là khu vực Trung Thượng được 60% .Nguyên nhân hai khu vực nầy đầu tư mạnh vào nguồn là điều kiện đất đai ,diện tích , hệ thống tưới tiêu tốt ,đặc biệt người dân hai khu vực này đánh giá cao về giá trị kinh tế mà cây Bưởi Thanh Trà mang lại.

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phát triển tốt sẽ kéo theo sản xuất phát triển. Để cho việc sản xuất cây ăn quả phát triển hơn nữa thì cần phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi để cho việc giao thương hàng hoá được dễ dàng. Bên cạnh đó còn cần phải đầu tư mạng lưới thuỷ lợi, hệ thống tưới tiêu để có thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng. Nhìn chung, giao khu vựcg thuỷ lợi phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, mở rộng diện tích cây trồng được tốt hơn.

- Lao động : lao động nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thuộc tính thời vụ của cây trồng và vật nuôi nên việc sử dụng lao động nông nghiệp mang tính chu kỳ cao. Tình hình sử dụng lao động phụ thuộc vào các loại hình sản xuất, trình độ tư liệu sản xuất và qui mô sản xuất. Chính vì thế, việc sử dụng nguồn nhân lực lao động hợp lý, có khoa học là vấn đề rất cần thiết để tạo ra được những vật phẩm cần thiết nhưng lại vừa tiết kiệm chi phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao và bền vững cho quá trình hoạt động sản xuất.

Bảng 4.11 . Tình hình lao động của các hộ điều tra

Đơn vị tính :%

Hạng mục Khu vực

Lao động

LĐ gia đình LĐ thuê ngoài

1. Trường Đá 100 0 2. Long Thọ 100 0 3. Đông Phước 1 80 20 4. Đông Phước 2 80 20 5. Trung Thượng 80 20 6. Lương Quán 100 0 Bình quân 90 10

(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011)

Qua điều tra trực tiếp 30 hộ gia đình nông dân có trồng Bưởi Thanh trà tại 6 khu vực Trường Đá, Long Thọ, Đông Phước 1, Đông Phước 2, Trung Thượng, Lương Quán thuộc phường Thủy Biều . Chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn các hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình là chính với tỷ lệ 90%, trong đó cao nhất là khu vực Long Thọ và Trường Đá với 100%, thấp nhất là 3khu vực Đông Phước 1,2 và Trung Thượng với 80%. Lao động thuê ngoài chiếm tỷ lệ rất ít, bình quân chỉ 10%.

Nhìn chung, chi phí về thuê lao động là không có hoặc là có rất ít do các hộ đã tận dụng được thời gian nhàn rỗi và lao động ở mọi lứa tuổi trong gia đình. Họ chỉ thuê khi nào nhà neo người hoặc là các hộ già cả, con cháu đi làm xa... Lao động thuê chủ yếu phục vụ cho khâu kiến thiết cơ bản ban đầu hoặc khâu chăm sóc, còn đến lúc thu hoạch thì đã có tư thương. Đây cũng là một thuận lợi trong việc phát triển sản xuất cây Bưởi Thanh trà.

- Các chính sách của Nhà nước: Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp. Một số chính sách đã có tác động mạnh mẽ đến ngành sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như sản xuất Thanh trà nói riêng như: Chuyển giao quyền sử dụng đất, dồn điền đổi thửa, miễn thuế nông nghiệp, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng…

hội nhập để phát triển đòi hỏi nền kinh tế phải có thị trường theo đúng nghĩa. Thị trường vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Khi nhu cầu thị trường cao thì quy mô sản xuất sẽ lớn và ngược lại. Mặt khác, thị trường cũng làm cho chất lượng của sản phẩm Thanh trà ngày càng được cải thiện do được người nông dân chú ý đầu tư hơn .

Bảng 4.12. Thị trường tác động đến các tình sản xuất của các hộ điều tra Đơn vị tính :% Hạng mục Thị trường Có tác động Không tác động 1. Trường Đá 0 100 2. Long Thọ 0 100 3. Đông Phước 1 60 40 4. Đông Phước 2 80 20 5. Trung Thượng 60 40 6. Lương Quán 100 0 Bình quân 50 50

(Nguồn: Số liệu điều tra các hộ trong phường năm 2011)

Từ bảng 4.11 thấy được phường Thuỷ Biều thì có trung bình là 50% các hộ cho rằng thị trường tác động đến tình hình sản xuất Bưởi Thanh Trà. Từ phỏng vấn hộ ta biết được hai khu vực Trường Đá và Long Thọ thì yếu tố thị trường không tác động đến tình hình sản xuất với 100% .Nguyên nhân dẫn đến thị trường không tác động hai khu vực này là do diện tích sản xuất ít chủ yếu làm cây cảnh ,làm cây che bóng mái nên người dân không chú tâm đến thị trường .Lương Quán là khu vực mà các hộ điều tra cho rằng thì trường tác động rất nhiều đến tình hình sản xuất với 100% là có tác động .Vì Lương Quán là nơi có diện tích và sản lượng Bưởi Thanh Trà lớn nhất toàn phường nên việc coi trọng trị trường là không thể thiếu.Sau Lương Quán là Đông Phước 2 xem thị trường tác động đến sản xuất 80%, kế tiếp là Đông Phước 1 và Trung Thượng được 60%.

Giống tốt là giống cho năng suất cao nhưng vẫn giữ nguyên được đặc tính ban đầu, đem lại chất lượng theo mong muốn, có khả năng thích nghi và chống chịu cao. Hiện nay, kỹ thuật nhân giống cây có múi ở nước ta nói chung và cây Thanh trà ở Thừa Thiên Huế nói riêng là dùng phương pháp ghép và chiết cành là chủ yếu .Giống ghép thường có nhiều ưu điểm hơn giống được gieo bằng hạt. Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt, giữ được đặc tính của cây mẹ, sớm ra hoa kết quả, hệ số nhân giống cao, có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. [6]

- Phân bón: là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của cây Thanh trà, bón phân cân đối, hợp lý còn giúp điều hoà sự phát triển của các loài sâu bệnh đồng thời góp phần cải tạo đất, làm tăng độ phì của đất đai. Ngược lại, nếu bón phân không cân đối, không kịp thời, không hợp lý sẽ dẫn đến sự sinh trưởng, phát triển mất cân đối cho Thanh trà, sâu bệnh phát triển gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây là điều khó tránh khỏi. [ 6]

- Bảo vệ thực vật: sâu bệnh hại cây trồng luôn là vấn đề hết sức lo ngại đối với người sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Thanh trà. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật để phòng chống sâu bệnh là hết sức cần thiết đối với các hộ sản xuất Bưởi Thanh Trà. [ 6]

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cây bưởi thanh trà thủy biều (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w