4. PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HIỆU QUẢ
4.2. Giải pháp thích ứng
Rà soát, nghiên cứu bổ sung, chấn chỉnh các văn bản, quy chế hoạt động và quy chế phối hợp hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể xã. Đây là cơ sở quan trọng giúp ban,
26
ngành, đoàn thể xã hoạt động đồng bộ, có chất lượng; đồng thời là căn cứ để phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động.
Quan tâm đến việc quản lý, điều hành trong lĩnh vực tài chính đầu tư dự án với quan điểm rằng: Cán bộ cấp cơ sở cũng cần có chuyên môn, am hiểu về quy định, quy trình thực hiện, đặc biệt là các dự án để quản lý vốn đầu tư sao cho hiệu quả; phải nắm rõ chủ trương, chính sách, cơ chế cũng như cách thức bàn bạc và thúc đẩy sự giám sát tại chỗ của người dân để không xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện.
Tăng cường nguồn vốn tín dụng, tranh thủ nguồn vốn của cấp trên đồng thời vận động sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, sự đóng góp của các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn xã nhằm huy động tốt nội lực cộng đồng, đa dạng hóa các nguồn tài chính, cân đối cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn xã.
Tăng cường vận động hiệu quả, tạo sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của nhân dân, nhất là các doanh nghiệp, chức sắc tôn giáo, người có uy tín tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.
Để có được sự thống nhất trong nhận thức và hành động, ngoài kế hoạch tổng quát trong thực hiện xây dựng nông thôn mới hàng năm cần đã lập riêng kế hoạch cho việc thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng; MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới… Huy động các đoàn thể tổ chức những chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao, tổ chức tọa đàm lấy chủ đề chính là chương trình xây dựng nông thôn mới để người dân được trực tiếp tham gia, nâng cao hiệu quả tuyên truyền.