Kết quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG BACILLUS THURINGIENSIS CÓ ĐỘC TÍNH CAO ĐỐI VỚI CÔNTRÙNG HẠI CÂY TRỒNG (Trang 46 - 51)

- Môi trường phân lập đặ c:

b) Phân lập từ côn trùng bệnh

3.3.3.1. Kết quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu

Sâu ăn lá dưa chuột, dưa hấu (Spodoptera lituraFabricius) phát triển

mạnh vào vụ Thu – Đông và vụ Xuân – Hè, bướm có chiều dài thân khoảng 20- 25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân

trắng, cánh sau màu trắng óng ánh, trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm.

Thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài từ 20-25 ngày, sâu có 5-6 tuổi tuỳ thuộc điều kiện môi trường. Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35-53mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố [3], [6]. Trong số các loài sâu ăn lá thuộc bộ cánh vẩy, thì sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu là một trong những loài ký chủ rất đặc hiệu của vi khuẩn Bt.

Thí nghiệm thử hoạt lực diệt sâu được bố trí trong các đĩa petri, mỗi đĩa 10 sâu (tương đối đồng đều về kích thước). Nồng độ bào tử vi khuẩn của dịch vi

khuẩn cho thí nghiệm diệt sâu khoảng 109 bào tử/ml.

Kết quả đếm số lượng bào tử ở mục 5.3 cho thấy 21 chủng Bt sản sinh số

lượng bào tử trong khoảng 3,07 x 109 bào tử/ml - 15,07x 109 bào tử/ml. Do vậy

cần tiến hành pha loãng dịch lên men để đảm bảo số lượng bào tử, tinh thể độc của 21 chủng Bt trong thí nghiệm thử hoạt lực diệt sâu là tương đối đồng đều.

Các chủng Bt ký hiệu MS8.1; MS16.3; MS26; MS15.3; BtT; MS23; H1.2; MS19.2; G6.2

có số lượng bào tử/ml dịch lên men ≈ 5 x 109 bào tử/ml nên cần pha loãng 5 lần

với nước cất vô trùng để đạt mật độ bào tử trong khoảng 109 bào tử/ml.

Các chủng T5.1; T5.2; MS16.2; MS11.1; MS17.1; G6.1 ;BtK có số lượng bào tử/ml

dịch lên men ≈ 9 x 109 bào tử/ml. Do vậy chúng tôi dịch lên men của các chủng

Các chủng H1.5; MS21.1; MS27.4; MS27.1 có số lượng bào tử/ml dịch lên men ≈

13 x 109 bào tử/ml. Chúng tôi pha loãng 13 lần đối với dịch lên men của các

chủng này.

Công thức đối chứng âm là môi trường lên men vô trùng.

Công thức đối chứng dương là chế phẩm thuốc trừ sâu Bt nhãn hiệu Anhuy

do Trung quốc sản xuất. Chế phẩm này chứa chủng Bt thuộc thứ kurstaki sinh

tinh thể độc hình quả trám 8 mặt, dạng bột và được hoà tan với nước cất vô trùng

tạo thành dạng lỏng, đảm bảo số lượng bào tử cũng khoảng 109 bào tử/ml.

Kết quả xác định hoạt lực diệt sâu ở các thời điểm sau 24h, 48h và 72h (tính theo công thức Abbott), ( xem Bảng 3.6 và xem Hình 3.3).

Bảng 3.6: Tỉ lệ phần trăm sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu chết bởi chế phẩm Bt

TT Kí hiệu chủng

Tỉ lệ (%) sâu chết sau thời gian

24h 48h 72h 1 ĐC 0 0 0 2 BtAn huy 50 100 100 3 BtK 40 50 50 4 BtT 30 40 60 5 H1.2 20 30 50 6 H1.5 60 80 100 7 T5.1 40 60 80 8 T5.2 30 40 60 9 G6.1 20 40 80 10 G6.2 30 50 50 11 MS8.1 10 30 40 12 MS11.1 20 30 80 13 MS15.3 30 60 70 14 MS16.2 40 60 80 15 MS16.3 10 30 50 16 MS17.1 30 50 70 17 MS19.2 20 50 60 18 MS21.1 40 90 90 19 MS23 20 50 60

20 MS26.1 20 30 60

21 MS27.1 30 50 90

22 MS27.4 40 70 90

Xem kết quả ở bảng trên tôi thấy:

Công thức đối chứng âm (nhúng lá dưa với môi trường lên men vô trùng) có tỉ lệ sâu chết 0% sau 3 ngày thí nghiệm.

Công thúc đối chứng dương (BtAnhuy) sử dụng chế phẩm Bt thương mại của

Trung quốc hiệu lực diệt sâu dưa chuột và dưa hấu rất cao. Sau 48h tất cả các sâu trong thí nghiệm đều chết (100%).

Trong số 20 chủng Bt sinh nhiều bào tử/tinh thể độc đã phân lập, đáng chú ý nhất là hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và lá dưa hấu của các chủng sau:

- Chủng H1.5 có hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu cao tương

đương hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu của chủng Bt thương mại của Trung quốc. Sau 24h (60%), sau 48h (80%) sâu ở công thức thí nghiệm này chết, sau 72h (100%) sâu trong thí nghiệm chết.

- Chủng MS21.1; MS27.4 ; MS27.1 có hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu cao gần bằng hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu của chủng Bt thương mại của Trung quốc. Hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu của 3 chủng như sau : Sau 24h - MS21.1 (40%), MS27.4 (40%), MS27.1( 30%); sau 48h - MS21.1 (90%), MS27.4 (70%), MS27.1(50%); sau 48h - MS21.1 (90%), MS27.4 (90%), MS27.1( 90%)

- 4 chủng có hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu 80% sau 72h thí nghiệm là T5.1, MS11.1, MS16.2, G6.1.

Các chủng Bt còn lại có hiệu quả diệt sâu thấp hơn.

Khi xem xét kích cỡ sâu và lượng lá dưa tiêu thụ ở các lô thí nghiệm chúng tôi nhận thấy:

Do sâu ăn lá dưu hấu và dưa chuột trong một ngày có thể ăn hết một lượng lá dưa đáng kể, tương ứng với lượng lá dưa sâu đã ăn, có thể dễ dàng quan sát thấy kích cỡ sâu to lên sau từng ngày. Do vậy, lượng lá dưa chúng tôi tiếp cho sâu ăn trước thí nghiệm là đầy đĩa petri nhưng cũng chỉ đủ cho sâu ăn trong 24h , sau đó nếu lô thí nghiệm nào sâu ăn hết thức ăn thì sẽ phải nhúng thêm lá dưa tươi với dịch khuẩn tương ứng với mỗi lô thí nghiệm để tiếp thêm cho sâu.

Ở lô đối chứng âm, lượng lá tiêu thụ hết sạch chỉ sau 1 ngày. Do vậy, cứ sau khoảng 18h - 24h chúng tôi lại thực hiện nhúng lá dưa tươi với môi trường lên men vô trùng để tiếp thêm thức ăn cho sâu. Sâu sinh trưởng phát triển bình thường nên có sự lớn lên về kích cỡ và trọng lượng.

Ở các công thức thí nghiệm bố trí với các chủng Bt có hiệu quả diệt sâu thấp (như MS23, MS26.1, MS19.3... ), chúng tôi cũng phải tiếp thêm thức ăn nhúng dịch khuẩn cho sâu, tuy nhiên lượng thức ăn cần tiếp thêm không nhiều như lô đối chứng âm và kích cỡ, trọng lượng của những sâu còn sống sót cũng tăng lên.

Lô thí nghiệm thử hoạt lực diệt sâu của các chủng BtAnhuy, H1.5 , MS21.1, MS27.4 , MS27.1 , T5.1, MS11.1, MS16.2, G6.1. Sau 24h thí nghiệm, lượng thức ăn dành cho sâu cũng giảm đáng kể, phải tiếp thêm thức ăn cho sâu (tuy không cần lượng nhiều bằng lô đối chứng âm và các lô thí nghiệm khác). Tuy nhiên, từ 24h trở đi, số lượng sâu còn sống sót không nhiều, những sâu còn sống sót thì rất yếu nên lượng lá dưa trong các đĩa hầu như không được tiêu thụ thêm nữa. Sâu trong các lô thí nghiệm này hầu như không tăng lên về kích cỡ và trọng lượng.

Tương tự, các lô thí nghiệm khác có sự tiêu thụ lượng lá dưa nhiều ít khác nhau tương ứng với hiệu quả diệt sâu của từng chủng Bt tương ứng với từng lô thí nghiệm. Hiệu quả diệt sâu thấp, lượng lá dưa sâu tiêu thụ nhiều. Hiệu quả diệt sâu cao hơn thì lượng lá dưa cần tiếp cho sâu ăn ít hơn.

Hình 3.3: Hình ảnh về hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu

3.3-A : Hình ảnh về hiệu quả diệt sâu ăn lá dưa chuột và dưa hấu của chủng H1.5

3.3-B: Hình ảnh về mẫu đối chứng âm

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG BACILLUS THURINGIENSIS CÓ ĐỘC TÍNH CAO ĐỐI VỚI CÔNTRÙNG HẠI CÂY TRỒNG (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w